Nếu không biết cách hạ và ổn định chỉ số đường huyết, người tiểu đường phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm về mắt, thận, thần kinh. Biến chứng bàn chân này có thể gây đoạn chi, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là gì?

Thuật ngữ “biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường” các bác sĩ hay dùng để mô tả “vòng xoáy bệnh lý” của ba biến chứng: Mạch máu, thần kinh và nhiễm trùng do đường huyết cao gây ra.

Nhiễm trùng, lở loét, hoại tử,... bàn chân khiến người bệnh mất đi sức lao động, khó khăn trong việc di chuyển, giảm chất lượng cuộc sống.

 Bien-chung-ban-chan-cua-benh-tieu-duong-co-the-gay-doan-chi

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường có thể gây đoạn chi nếu không được điều trị đúng cách

Trong các biến chứng tiểu đường, bệnh lý bàn chân là biến chứng nguy hiểm nhất, điều trị khó nhất và vô cùng tốn kém chi phí điều trị. Những vết loét bàn chân mà chúng ta nhìn thấy bên ngoài chỉ là phần nổi, bởi nguyên nhân ẩn sâu gây biến chứng này là “tảng băng chìm”:

- Đường huyết cao: Gây hư hại các dây thần kinh ngoại biên ở bàn chân, khiến người bệnh bị mất cảm giác đau – nóng – lạnh… Đây chính là lý do người bệnh tiểu đường được khuyến cáo kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện vết thương bằng mắt thường. Bởi đa số người tiểu đường thường chủ quan dẫn đến nhập viện khi biến chứng bàn chân ở giai đoạn cuối do không phát hiện và điều trị sớm vết thương, vết loét nhỏ kịp thời

- Lượng đường trong máu cao: Là cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiễm trùng. Từ vết thương nhỏ ở bàn chân cũng có nguy cơ phát triển thành một ổ nhiễm khuẩn lớn dẫn đến đoạn chi ở người tiểu đường.

- Tuần hoàn máu kém (xảy ra một phần do hệ thống vi mạch bị phá hủy bởi tỷ lệ đường huyết tăng cao, một phần do biến chứng thần kinh tự chủ) cũng khiến các vết thương khó lành, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm loét bàn chân.

Các biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường và cách phát hiện tại nhà

Biến chứng tiểu đường ở chân rất đa dạng,  nhưng phổ biến nhất là:

- Vết thương, vết loét chậm lành

- Nhiễm trùng bàn chân: Bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương và áp xe

- Hoại tử: Khi vết thương không lành, bị nhiễm trùng và các mô chết đi

- Biến dạng bàn chân: Bệnh lý bàn chân Charcot

 Bien-chung-tieu-duong-o-chan-khien-cho-vet-thuong-vet-loet-lau-lanh-va-nhiem-trung-hoai-tu

Biến chứng tiểu đường ở chân khiến cho vết thương, vết loét lâu lành và nhiễm trùng, hoại tử

Biểu hiện biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh của họ. Tuy nhiên, những biểu hiện sau đây là những dấu hiệu đặc trưng nhất người tiểu đường cần đặc biệt lưu ý:

- Mất cảm giác.

- Tê bì hoặc ngứa ran bàn chân.

- Thay đổi màu da.

- Thay đổi nhiệt độ da.

- Xuất hiện những vết đỏ.

- Vết thương chảy máu không chảy mủ.

- Bàn chân biến dạng.

Nếu vết thương ở bàn chân đã nhiễm trùng, người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải những triệu chứng sau: Sốt, ớn lạnh liên tục, mất kiểm soát tỷ lệ đường huyết. Khi bất kỳ dấu hiệu nào phía trên xuất hiện, người bệnh tiểu đường cần được điều trị ngay lập tức.

Bảo toàn đôi chân bằng cách điều trị sớm biến chứng tiểu đường

Hiện nay, có nhiều cách điều trị biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Mỗi cách được áp dụng tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Điều trị không phẫu thuật

Đây là phương pháp được áp dụng trong giai đoạn sớm của bệnh lý bàn chân. Phương pháp này bao gồm:

- Giữ cho vết thương sạch sẽ.

- Cố định bàn chân (trong trường hợp bàn chân bị biến dạng).

Phẫu thuật

Khi phương pháp trên không thể kiểm soát được bệnh lý bàn chân, người bệnh tiểu đường phải được can thiệp phẫu thuật. Các tùy chọn phẫu thuật bao gồm:

- Loại bỏ phần mô đã hoại tử.

- Tháo khớp ngón chân, bàn chân hoặc một phần cẳng chân dưới đầu gối.

- Phẫu thuật ổn định bàn chân Charcot.

- Phẫu thuật nội mạch: Đặt stent.

Hướng dẫn chăm sóc bàn chân, ngừa biến chứng tiểu đường

Để phòng ngừa biến chứng bàn chân ngoài việc chăm sóc và chú ý đến sức khỏe của bản thân người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các bước sau:

- Tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày hoặc nhờ người nhà giúp đỡ để kịp thời phát hiện các vết thương.

- Rửa chân cẩn thận hàng ngày: Giữ chân sạch sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Mang giày và tất bảo vệ: Đi giày và tất (hoặc dép khi ở trong nhà) là cần thiết để hạn chế nguy cơ bị tổn thương bởi các. Giày, dép và tất phải vừa chân (giày, dép, tất chật làm giảm lưu lượng máu xuống chân).

- Tăng cường lưu lượng máu xuống chân: Co chân cao bằng hông, gập duỗi ngón chân theo nhịp, và tập thể dục đều đặn là cách thúc đẩy máu lưu thông đến chân tốt hơn.

- Cắt móng chân cẩn thận: Không để móng chân dài, khi cách móng chân cần mài nhẵn vết cắt để móng không làm xước da.

 Cat-mong-chan-giup-phong-ngua-bien-chung-ban-chan-cua-benh-tieu-duong

Cắt móng chân giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

- Chú ý các vết chai và phù nề chân: Không bao giờ được cạo vết chai chân vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Không ngâm chân nước nóng

- Kiểm tra biến chứng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa: Đây là chìa khóa để ngăn ngừa nguy cơ biến dạng, nhiễm trùng, cắt cụt bàn chân.

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Đường trong máu không kiểm soát làm tăng khả năng biến chứng tiểu đường ở bàn chân và nhiều bộ phận khác.

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến chân, từ đó làm tăng nguy cơ vết thương nhiễm trùng, loét rộng và phải đoạn chi.

- Sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên với các thành phần như: Câu kỷ tử, Mạch môn, Nhàu, Hoài sơn. Các thảo dược quý này giúp hạ và ổn định chỉ số đường huyết, phòng ngừa được nguy cơ biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh cho người đái tháo đường.

Bộ tứ thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả 

Hi vọng qua bài viết trên, quý bạn đọc đã có lời giải đáp cho câu hỏi “ tại sao biến chứng bàn chân có nguy cơ gây đoạn chi ở người tiểu đường”. Cũng như biết cách phòng ngừa biến chứng và chăm sóc bàn chân mình. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!

 

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận