Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường mặc dù khó hồi phục nhưng vẫn có các biện pháp giúp người bệnh giảm bớt tê bì chân tay, đau nhức, nóng rát do tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường.

Tê bì chân tay là dấu hiệu điển hình của biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường

Các nhận biết biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng phổ biến nhất, có thể gặp ở 60 - 70% bệnh nhân tiểu đường với các dấu hiệu điển hình như:

Ở giai đoạn sớm: Tê bì, cảm giác như kiến bò, chủ yếu ở hai bàn chân, ngón chân, cũng có thể lan lên cả cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối. Tê bì cũng có thể xuất hiện ở bàn tay, cổ tay và phần cánh tay.

Ở giai đoạn muộn:

  • Đau, nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân. Đau tăng về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ, có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài. Các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
  • Gây biến dạng các khớp xương bàn và cổ chân. Người bệnh dễ bị mất thăng bằng, té ngã.
  • Mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác ở hai chân và tay, không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo: Đau khi dẫm vào dị vật, nóng khi gặp nhiệt độ cao…

Khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường, hãy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn chi tiết cách khắc phục:

Vì sao tiểu đường gây biến chứng thần kinh ngoại biên?

Tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường

Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường glucose trong máu tăng cao có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự cung cấp oxy và dưỡng chất, làm chậm tốc độ dẫn truyền tín hiệu. Ngoài ra, đường máu cao cũng sinh ra các chất độc hại có tính oxi hóa rất mạnh, làm tổn thương sợi trục của tế bào thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. 

Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương sẽ mất khả năng phục hồi. Biến chứng này có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 1 sau 5 năm hoặc ở bệnh nhân tiểu đường type 2 ngay tại thời điểm mới chẩn đoán.

Yếu tố nguy cơ: Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân tiểu đường đó là: Thời gian mắc bệnh, tuổi cao, có mắc thêm các bệnh (tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu… ), người hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, có biến chứng thận…

Hậu quả nghiêm trọng của tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên

Biến chứng bàn chân, cắt cụt chân là hậu quả nghiêm trọng nhất của biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường.

Tổn thương thần kinh ngoại biên khiến người bệnh mất dần cảm giác, không thể nhận biết khi bàn chân bị tổn thương. Ban đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ, do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, cuối cùng có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi.

Nguy cơ tàn phế cao ở người tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên

Phát hiện sớm và điều trị tốt các tổn thương ở bàn chân có thể phòng ngừa tới 85% các trường hợp đoạn chi. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần thông báo cho bác sĩ điều trị ngay khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.

Cần làm gì khi tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên?

Tổn thương thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục. Do đó, các biện pháp điều trị đều nhằm mục tiêu cải thiện các biểu hiện đau nhức, tê bì, nóng rát tay chân… để giúp người bệnh có được chất lượng sống tốt nhất.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường:

Kiểm soát tốt đường huyết

Người bệnh cần giảm và ổn định đường huyết ở mức an toàn để không làm tổn thương thần kinh nặng hơn. Theo các chuyên gia, mức chỉ số an toàn được khuyến cáo cho người tiểu đường bị biến chứng thần kinh ngoại biên như sau:

  • Đường huyết lúc đói: Dưới 7 mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ: Dưới 10 mmol/l
  • HbA1c (phản ánh mức đường huyết trung bình trong 3 tháng): Dưới 7%

Thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Tùy vào mức độ đau và tê bì của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau cho người bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên.

  • Thuốc giảm đau dạng uống: Thuốc chống động kinh, Gabapentin, Carbamazepine), Thuốc chống trầm cảm (Desipramine, Nortriptyline, Imipramine), thuốc giảm đau thần kinh (Tramadol, Oxycodone).
  • Thuốc giảm đau ngoài da (giảm đau tại chỗ): Miếng dán tẩm lidocain, kem thoa capsaicin.
  • Thuốc hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh: Alpha lipoic acid, Cyanocobalamin.

Sử dụng thảo dược chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường

Một số thảo dược được dùng giảm biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường

Có hơn 30 thảo dược khác nhau được sử dụng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bộ tứ thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có tác dụng mạnh hơn cả trong hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường, trong đó có biến chứng thần kinh ngoại biên với dấu hiệu điển hình là: Tê bì châm chích tay chân, nóng rát da, chuột rút, teo cơ… 

Do đó, sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe có các thành phần thảo dược này cũng là giải pháp đáng để người bệnh tham khảo.

Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

Các bác sĩ chuyên môn cho biết, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa có tác dụng giảm tổn thương thần kinh, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của biến chứng thần kinh tiểu đường.

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa có trong:

  • Trứng, cá và các loại hải sản (hàu, trai, hến)
  • Thịt gà (phần thịt trắng, bỏ da)
  • Rau xanh (rau bina, rau diếp cá…), cà rốt, cà chua, ớt xanh hoặc ớt đỏ
  • Trái cây (trừ dưa hấu, đu đủ, dứa, dưa lưới, kiwi)
  • Các loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỗ, đậu thận)
  • Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều)
  • Sữa hoặc ngũ cốc cho người tiểu đường, sữa hạt, sữa chua.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến vùng bị tê bì, ví dụ như các bài tập uốn, duỗi cánh tay; xoay cổ tay, cổ chân hoặc đi bộ kết hợp vung tay, đứng bằng đầu ngón chân…

Trên đây là toàn bộ thông tin về biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình phục hồi biến chứng. Mọi băn khoăn trong quá trình điều trị, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia theo hotline:

 

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/peripheral-neuropathy/complications/ 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK442009/ 

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications/nerves_neuropathy

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận