Sỏi ống mật chủ được gọi chung cho các trường hợp sỏi có mặt trong đường ống dẫn mật, và chiếm đến gần 80% trường hợp phát sinh sỏi mật. Sỏi hình thành trong đường ống mật nếu nhẹ có thể gây ứ đọng dịch mật, làm giảm lượng dịch mật đổ xuống tá tràng. Trường hợp nặng hơn, có thể gây tắc nghẽn dịch mật và làm giãn tắc đường mật, làm xuất hiện các biến chứng như viêm đường mật, viêm tụy cấp…

Nguyên nhân hình thành sỏi ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ thường phát sinh qua ba con đường chính:

- Sỏi ống mật chủ nguyên phát, thường là sỏi sắc tố, nghĩa là sỏi tích tụ và hình thành ngay trong đường ống mật.

- Sỏi từ túi mật di chuyển vào ống mật chủ hay sỏi cholesterol.

- Sỏi từ hệ thống đường mật trong gan rớt xuống ống mật.

Nguyên nhân gây ra sỏi ống mật chủ hiện vẫn được cho là do sự chênh lệch hoặc rối loạn các thành phần trong dịch mật. Chẳng hạn như quá nhiều cholesterol, billiburin hoặc các muối mật. Một số bệnh khác làm ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào gan cũng có thể gây nên sỏi ống mật chủ, do gan tổn thương làm giảm chất lượng dịch mật và dễ dàng lắng đọng hình thành sỏi.

Xem thêm:

Các vị trí của sỏi trong ống mật chủ

Những ai có nguy cơ đối mặt với sỏi ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ rất phổ biến và tất nhiên không chừa một ai. Nhưng cũng có những nhóm người rất dễ hình thành sỏi, trong khi một số ít khác thì tỉ lệ này không cao. Vậy những ai có nguy cơ cao đối mặt với sỏi ống mật chủ?

Vì được xếp vào bệnh tiêu hóa, nên chắc hẳn sỏi ống mật chủ sẽ liên quan đến thói quen ăn uống, nhất là đối với những người hay ăn thực phẩm giàu cholesterol, nhiều dầu mỡ. Điều này hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh được để phòng ngừa sỏi mật.

Trong khi, một số người ngay từ cơ địa đã có khả năng phát sinh sỏi ống mật chủ cao và hầu hết đều vì những yếu tố không thay đổi được.

- Tuổi: người lớn tuổi thường có nguy cơ cao bị sỏi ống mật cao hơn người trẻ.

- Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng có sỏi mật.

- Dân tộc: Người châu Á có nguy cơ cao hình thành sỏi trong ống mật chủ, trong khi các nước Tây Âu sẽ bị sỏi túi mật nhiều hơn.

- Yếu tố gia đình: di truyền đóng một vai trò nhất định. Nhưng thực chất, chính thói quen sống và ăn uống trong gia đình là tăng nguy cơ sỏi ống mật chủ.

Triệu chứng sỏi ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ rất ít khi làm xuất hiện triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện sỏi chủ yếu do đi khám sức khỏe tình cờ hoặc khi sỏi làm xuất hiện các biến chứng.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi ống mật chủ như:

- Đau bụng mật: ở vùng bụng trên hoặc trung, phía hạ sườn phải, kèm sốt cao trên 38 độ.

- Vàng da hoặc vàng mắt: do lượng bilirubin dư thừa không lọc được hết.

- Ăn mất ngon, hay đầy chướng, khó tiêu.

- Có thể kèo theo triệu chứng buồn nôn và ói mửa

Ngoài ra, nếu viên sỏi di chuyển trong đường mật gây cọ sát nội mạc đường mật, có thể dẫn đến đau tức và viêm nhiễm. Nếu thường xuyên gặp phải ít nhất một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần lưu ý ngay đến sỏi ống mật chủ, để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Nôn ói kèm sốt cao và đau bụng phía hạ sườn có thể là triệu chứng của sỏi ống mật chủ

Nôn ói kèm sốt cao và đau bụng phía hạ sườn có thể là triệu chứng của sỏi ống mật chủ

Làm thế nào để chẩn đoán sỏi ống mật chủ?

Để có hướng điều trị hiệu quả bệnh, trước hết người bệnh sẽ được thăm khám và làm một số các xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng bệnh. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ thường sẽ thực hiện một vài xét nghiệm:

- Siêu âm bụng (TUS): qua các hình ảnh phần bụng, mật có được khi siêu âm, bác sĩ dễ dàng xem xét bệnh sỏi ống mật chủ đang trong tình trạng nào.

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): một phương pháp được sử dụng để xác định dị vật (sỏi), khối u, và các dị tật đường mật (hẹp ống dẫn mật). Một ống nội soi được đưa qua miệng và luồn dần xuống phía ngã ba đường mật (cơ vòng Oddi), ống nội soi sau đó được đưa vào ống mật chủ qua cơ vòng Oddi.

- Một số xét nghiệm khác: thử máu, đo lượng bilirubin, men gan, men tụy hoặc xét nghiệm chức năng gan.

Biến chứng sỏi ống mật chủ

Khi kích thước sỏi ống mật chủ lớn, gây ứ trệ hoặc tắc nghẽn hoàn toàn đường dẫn mật, bạn có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ như viêm đường mật, viêm tụy.. nguy hiểm hơn có thể bị nhiễm trùng huyết nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm đường mật, túi mật, viêm tụy: Nguyên nhân là do dịch mật bị ứ đọng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây nhiễm trùng. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể tạo thành các ổ áp xe rất khó điều trị.

- Viêm phúc mạc: Dịch mật bị ứ tại đường mật có thể thấm dần vào phúc mạc gây viêm. Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất cần phải cấp cứu và can thiệp kịp thời.

- Ung thư túi mật: Sỏi mật có mặt ở khoảng 80% số người bị ung thư túi mật. Có một mối liên quan giữa ung thư túi mật và sỏi ống mật chủ hay viêm đường mật mãn tính. Ung thư thường phát triển âm thầm và khi đã có triệu chứng thì thường bệnh bước vào giai đoạn cuối khó cứu chữa. May mắn thay, ung thư túi mật rất hiếm, ngay cả đối với nhóm người bị sỏi mật.

- Tiểu xơ viêm đường mật: Xơ viêm đường mật chính là một căn bệnh hiếm gặp gây ra viêm và sẹo trong ống dẫn mật. Kết hợp với nguy cơ 7 – 12% khả năng mắc ung thư túi mật. Nguyên nhân xơ viêm đường mật hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng, mặc dù bệnh có xu hướng tấn công người trẻ cao hơn viêm loét đại tràng.

Điều trị và phòng ngừa sỏi ống mật chủ

Sau khi đã chẩn đoán, tùy thuộc vào kích thước, vị trí sỏi, đã làm xuất hiện triệu chứng hay biến chứng chưa mà các bác sỹ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Mục tiêu chính trong điều trị là làm giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng, sau đó mới đến bào mòn sỏi.

Có thể chia điều trị sỏi mật thành hai nhóm:

- Nội khoa: Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học cũng như chế độ luyện tập thường xuyên liên tục. Nếu sỏi gây viêm, bác sỹ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh. Nếu sỏi ống mật chủ là sỏi cholesterol có kích thước nhỏ hơn 10mm, bác sỹ có thể chỉ định các thuốc có bản chất là acid mật để làm tan sỏi. Nhưng bạn cần phải sử dụng dài ngày và nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể gây xuất huyết dạ dày. Xu hướng điều trị ngày nay, người bệnh thường kết hợp dùng thêm một số sản phẩm thảo dược cho kết quả kiểm soát tình trạng bệnh khá tốt.

- Ngoại khoa: Sỏi ống mật chủ được can thiệp ngoại khoa khá phổ biến. Các can thiệp thường gặp như tán sỏi qua da, nội soi mật tụy ngược dòng, nội soi ổ bụng lấy sỏi. Khi sỏi ở vị trí phức tạp, đường mật bị chít hẹp hoặc người bệnh không phù hợp để can thiệp nội soi thì có thể phẫu thuật hở lấy sỏi . Tuy nhiên, do khả năng tái phát cao và không thể lặp đi lặp lại việc phẫu thuật cho người bệnh, nên thông thường chỉ khi biến chứng rất nặng, các bác sĩ mới chỉ định mổ.

Luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, đồng thời tìm hiểu và sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật có thể giúp tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa các triệu chứng và biến chứng do sỏi gây ra.

Dược sỹ Đông Tây

Nguồn tham khảo:

http://www.healthline.com
http://www.nytimes.com 
BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận