Sai lầm phổ biến về nhịp tim là thường đồng nhất với việc tim đập nhanh, hay chậm đều là bệnh lý...

Nhịp tim - con số tưởng chừng rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng tỏ tường, nhất là khi nó là thông số hàng đầu về sức khỏe tim mạch. Trái tim của người trưởng thành khỏe mạnh luôn đập khoảng 70 lần/phút, mỗi lần đẩy ra 150ml máu. Một ngày tim đập 105,000 lần và bơm hơn 6,000 lít máu. Trong suốt đời người, tim lần lượt đâp cả gần ba tỷ nhịp, bơm ra cả triệu thùng máu.

Mỗi người chúng ta đều cần hiểu rõ về nhịp tim của mình để phát hiện sớm những tín hiệu xấu của sức khỏe. Hãy chú ý đến một số những hiểu lầm phổ biến sau đây:

Hiểu rõ về nhịp tim để phát hiện sớm những tín hiệu xấu của sức khỏe.

Hiểu rõ về nhịp tim để phát hiện sớm những tín hiệu xấu của sức khỏe.

Nhịp tim nhanh = Áp lực lớn

Áp lực lớn sẽ làm tăng nhịp tim, thậm chí có thể tăng đến hơn 100 lần/phút, làm cho tim đập quá nhanh.

Tuy nhiên áp lực chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim. Hút thuốc, uống nhiều cà phê, mất nước và thiếu máu cũng dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.

Nhịp tim thất thường = Bệnh tim mạch

Nhiều người lầm tưởng chỉ cần nhịp tim không ở ngưỡng bình thường là đã mắc bệnh tim mạch. Thực tế không phải thế. Điều này chỉ đúng khi kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, mệt mỏi…. Việc thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường.

Giáo sư Gordon Masai, trường ĐH Y Johns Hopkins (Mỹ) cho biết: Mặc dù đa phần nhịp tim không đều không gây nguy hiểm, nhưng nếu thấy hiện tượng loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra thì nên lập tức đến bác sỹ.

Tim đập chậm = Tim mạch yếu

Chúng ta thường cho rằng, tim đập quá chậm sẽ làm tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh. Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi nhưng vẫn có thể truyền máu đầy đủ cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim khi nghỉ ngơi dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe. Ngoại trừ một số người cao tuổi có nhịp tim chậm chạp có thể là do triệu chứng của bệnh tim gây ra.

Tất nhiên, cũng có những người mắc hội chứng nhịp tim chậm, cụ thể là dưới 60 nhịp/phút nhưng không phải là vận động viên. Bình thường, nếu nó không gây triệu chứng thì không cần điều trị nhưng một khi gặp phải triệu chứng nặng (như ngất xỉu) thì cần phải dùng thuốc, thậm chí bệnh nhân cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Nhịp tim mạnh khỏe = 60-100 nhịp/phút

Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.

Nhưng phần lớn nghiên cứu cho biết, kể cả ở trong phạm vi bình thường, nếu nhịp tim khá cao cũng có liên quan rất lớn đến bệnh tim do thiếu máu, đột quỵ và đột tử.

Một nghiên cứu gần đây của Na Uy phát hiện, nhịp tim tăng 10 nhịp/ phút, sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim tương ứng lên 10 - 18%.

Nhịp tim bình thường = huyết áp bình thường

Nhịp tim và huyết áp là hai việc khác nhau. Người có nhịp tim bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường. Hoạt động cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh nhưng thay đổi về huyết áp lại không lớn.

Theo Heart

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận