Bệnh thận mãn do đái tháo đường có thể phòng ngừa và làm chậm tiến trình của bệnh bằng thuốc, chế độ ăn ít đạm và ổn định đường huyết.

Mỗi năm hơn 100,000 bệnh nhân bị suy thận. Đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp của bệnh thận, chiếm 44% những ca mới mắc. Thậm chí khi ĐTĐ được điều trị, cũng có thể dẫn tới bệnh thận mãn và suy thận.

Tiến trình của bệnh thận mãn do đái tháo đường

Bệnh thận do Đái tháo đường phải mất nhiều năm để bộc lộ. Ở một vài bệnh nhân, chức năng lọc của thận cao hơn bình thường trong những năm đầu tiên bị bệnh Đái tháo đường. Vài năm sau, sẽ xuất hiện lượng nhỏ albumin trong nước tiểu. Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh thận mãn, gọi là tiểu đạm vi lượng (microalbuminuria). Chức năng thận vẫn còn bình thường trong giai đoạn này.

Khi bệnh tiến triển, albumin mất vào trong nước tiểu nhiều hơn, giai đoạn này gọi là tiểu đạm đại thể (macroalbuminuria ). Khi số lượng albumin trong nước tiểu tăng lên, chức năng thận sẽ giảm đi, cơ thể sẽ phải giữ lại rất nhiều chất thải do chức năng thận giảm. Khi thận bị tổn thương, huyết áp máu cũng sẽ tăng cao. 
Suy thận hiếm khi xảy ra trong 10 năm đầu của bệnh Đái tháo đường, thường 15-25 năm. Những bệnh nhân bị ĐTĐ hơn 25 năm không có dấu hiệu của suy thận, nguy cơ bị suy thận sẽ giảm đi.

Bệnh thận mãn do đái tháo đường

Bệnh thận mãn do đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh thận mãn do đái tháo đường

Bệnh nhân bị ĐTĐ nên được tầm soát để phát hiện bệnh thận sớm. Có 2 vấn đề quan trọng cần quan tâm: độ thanh lọc cầu thậnalbumin niệu

  • Độ thanh lọc cầu thận:. Mỗi thận có khoảng 1 triệu bộ lọc nhỏ được tạo nên bởi mạch máu gọi là vi cầu thận. Chức năng thận có thể kiểm tra bằng cách ước tính bao nhiêu máu lọc qua cầu thận trong một phút. Tính độ thanh lọc cầu thận dựa trên creatinine trong máu. Khi creatinine trong máu tăng lên, có nghĩa rằng độ lọc cầu thận giảm xuống.
    Bệnh thận hiện diện khi độ thanh lọc cầu thận < 60 ml/phút.
    Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ The American Diabetes Association (ADA) khuyến cáo nên tính độ thanh lọc cầu thận mỗi năm một lần cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ.
  • Albumin niệu: Albumin niệu được đo bằng cách tính tỉ lệ

  • albumin niệu /creatinine niệu trong một mẫu nước tiểu. Khi chức năng thận bình thường, sẽ có rất nhiều creatinine trong nước tiểu và gần như không có albumin trong nước tiểu.

    Bệnh thận ĐTĐ xuất hiện khi xét nghiệm nước tiểu có tỉ lệ Albumin (mg)/Creatinine (g) > 30 dù có hay không giảm độ thanh lọc cầu thận đi kèm.

Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ khuyến cáo đánh giá sử bài tiết albumin qua nước tiểu hàng năm nhằm đánh giá tổn thương thận trên tất cả bệnh nhân ĐTĐ type 2 và bệnh nhân bị ĐTĐ type 1 trên 5 năm.

Tác động của tăng huyết áp

Huyết áp cao là yếu tố quan trọng góp phần phát triển bệnh thận trên bệnh nhân ĐTĐ, tiền căn gia đình bị huyết áp cao và bị bệnh huyết áp cao đều làm tăng nguy cơ bị bệnh thận. Huyết áp cao cũng thúc đẩy nhanh diễn tiến của bệnh thận.
Huyết áp trong máu thông thường được đo bởi 2 chỉ số: Chỉ số đầu tiên gọi là huyết áp tâm thu, nó thể hiện áp lực trong độn mạch khi tim co bóp. Chỉ số thứ 2 gọi là huyết áp tâm trương, nó thể hiện áp lực động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần đập. Huyết áp tăng khi huyết áp đo được >= 140/90

Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ, huyết áp bệnh nhân ĐTĐ nên giữ <130/80

Huyết áp cao có thể là nguyên nhân gây ra suy thận nhưng cũng có thể là kết quả của suy thận. Khi bệnh thận tiến triển, sẽ làm tăng huyết áp, tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Do đó phát hiện và điều trị sớm huyết áp cao trên bệnh nhân ĐTĐ là cực kỳ quan trọng.

Phòng ngừa và làm chậm bệnh thận mãn do đái tháo đường

Thuốc:

Một số thuốc hạ huyết áp cũng có chức năng làm chậm tiến trình của bệnh thận. Có 2 loại: Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) và ức chế thụ thể ( ƯCTT) đã được chứng minh là có khả năng làm chậm tiến triển bệnh thận. Nhiều bệnh nhân cần phối hợp nhiều loại thuốc để hạ huyết áp.

Thuốc làm chậm tiến trình bệnh thận mãn do đái tháo đường

Thuốc làm chậm tiến trình bệnh thận mãn do đái tháo đường

Một ví dụ của thuốc ƯCMC là lisinopril (Prinivil, Zestril), thường được Bác sỹ kê toa điều trị bệnh thận Đái tháo đường. Lợi điểm của lisinopril là ngoài việc hạ huyết áp còn có thể bảo vệ tiểu cầu thận. Thuốc ƯCMC là giảm đạm niệu, đồng thời làm chậm tiến triển bệnh thận thậm chí trên bệnh nhân không bị huyết áp cao.

Một ví dụ của thuốc ƯCTT là losartan (Cozaar), là thuốc hạ huyết áp có thể bảo vệ thận và giảm nguy cơ biến cố tim mạch.
Bất cứ thuốc nào giúp bệnh nhân hạ huyết áp < 130/80 đều tốt cho chức năng thận.

Chế độ ăn giảm đạm:

Bệnh nhân ĐTĐ ăn quá nhiều protein có thể không có lợi. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân ĐTĐ có bệnh thận nên hạn chế lượng đạm mỗi ngày.

Chế độ ổn định đường huyết:

Thuốc hạ huyết áp và chế độ ăn giảm đạm có thể làm chậm tiến trình suy thận. Kiểm soát đường huyết cũng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh thận do Đái tháo đường

Cơ thể chúng ta bình thường sẽ chuyển thức ăn thành glucose, một loại đường đơn giản, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và tế bào. Để vào tế bào, glucose cần sự giúp đỡ của insulin, một hormone được tạo ra từ tuyến tụy. Khi một người không sản xuất đủ insulin, hay cơ thể không đáp ứng một cách đầy đủ với insulin thì Glucose sẽ tăng cao trong máu do cơ thể không sử dụng được Glucose. Khi đó chẩn đoán Đái tháo đường.

Kiểm soát đường huyết chặc chẽ là thực hiện chế độ điều trị nhằm đưa đường huyết trong máu về giới hạn bình thường. Chế độ điều trị bao gồm: theo dõi đường huyết thường xuyên, chích insulin dựa trên chế độ ăn và hoạt động thể lực.

Lọc thận và ghép thận

Khi bệnh nhân ĐTĐ bị suy thận, cách điều trị là lọc thận hay ghép thận.

Ngày nay, tỉ lệ sống còn trên bệnh nhân ĐTĐ suy thận được ghép thận là tương đương với bệnh nhân không bị ĐTĐ được ghép thận. Lọc thận cho bệnh nhân Đái tháo đường cũng giúp ổn định trong thời gian ngắn.

Chăm sóc tốt tạo nên sự khác biệt

Bệnh nhân bị Đái tháo đường nên :

  • Nên đo HbA1C ít nhất 2 lần trong năm. Xét nghiệm phản ánh mức độ đường huyết trung bình của bệnh nhân trong khoảng 3 tháng trước đó. Mục tiêu HbA1c nên < 7%.

  • Nên thực hiện chế độ điều trị tích cực: tiêm insulin, thuốc, chế độ ăn, hoạt động thể lực, Theo dõi đường huyết thường xuyên.

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên, vào mỗi lần khám bệnh. Nếu huyết áp cao, nên được bác sỹ kê toa thuốc hạ huyết áp (ƯCMC hay ƯCTT ). Mục tiêu là đưa huyết áp <130/80

  • Đo độ thanh lọc cầu thận ít nhất mỗi năm một lần: đo creatinine máu

  • Xét nghiệm tiểu đạm vi lượng trong nước tiểu ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra chức năng thận.

  • Chế độ ăn phù hợp: giảm đạm, giảm muối.
     
Bs. Ngô Thế Phi
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận