85% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng đau và loét bàn chân khi đường huyết không được kiểm soát tốt. Có trường hợp chỉ bị viêm loét bàn chân do nhiễm lạnh đơn thuần, nhưng đó có thể là yếu tố khởi phát khiến vết thương lan rộng, dẫn đến cắt cụt chi nếu chủ quan và không chú ý điều trị. Mặc dù nguy hiểm nhưng nếu bạn chăm sóc tốt đôi chân mình, kịp thời phát hiện và trao đổi với bác sĩ khi thấy có những dấu hiệu bất thường, bạn có thể ngăn ngừa được biến chứng xảy ra.

Loét bàn chân do tiểu đường là như thế nào?

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chân ở Hoa Kỳ mà không phải do chấn thương, chiếm tỷ lệ khoảng 14 – 24% trên tổng số người bệnh.

Loét bàn chân là một vết thương hở, đau khi lớp da bị phá hủy và tổn thương sâu bên dưới các mô tế bào, thậm chí là ảnh hưởng đến tận lớp xương. Vị trí phổ biến nhất là ở ngón chân cái và lòng bàn chân của người bệnh tiểu đường, nó có thể xuất phát từ sự nhiễm trùng nhỏ hoặc liên quan đến những tổn thương khác.

Vet-loet-ban-chan-do-bien-chung-tieu-duong

Vết loét bàn chân do biến chứng tiểu đường

Nguyên nhân gây đau và loét bàn chân trong bệnh tiểu đường

Loét hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động, bao gồm sự giảm cảm giác ở bàn chân; lưu thông tuần hoàn máu kém; dị tật hoặc sau chấn thương, ma sát hoặc áp lực ở bàn chân lớn, đặc biệt là yếu tố thời gian. Những bệnh nhân bị tiểu đường trong nhiều năm liền có thể bị biến chứng thần kinh do nồng độ glucose máu tăng cao khó kiểm soát, điều này đã làm giảm hoặc mất đi khả năng cảm nhận đau của người bệnh khi có bất kỳ sự tổn thương bên ngoài nào.

Khi kết hợp với biến chứng mạch máu, tình trạng loét bàn chân trở nên phức tạp hơn do tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nồng độ glucose tăng cao trong máu đã làm giảm khả năng chữa lành vết thương và khả năng miễn dịch chống nhiễm trùng của cơ thể, vì vậy kiểm soát đường máu ở mức ổn định là rất quan trọng để phòng ngừa nguy cơ bị loét bàn chân.

Ai có nguy cơ bị loét bàn chân do tiểu đường?

Bất cứ ai có bệnh tiểu đường đều có thể bị đau và tiến triển thành loét bàn chân. Một số đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng này, chẳng hạn như: nam giới lớn tuổi; người sử dụng insulin trong điều trị; người bệnh suy thận, biến chứng lên mắt, tim do tiểu đường nhiều năm.

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của vết loét bàn chân như:

-    Thừa cân, béo phì

-    Sử dụng rượu bia, thuốc lá gây co thắt mạch máu làm giảm sự lưu thông tuần hoàn máu tới chân

-    Luôn đi giày bó khít chân hoặc chất lượng giày kém khiến bàn chân dễ bị cọ sát khi di chuyển

-    Vệ sinh kém, không rửa chân thường xuyên

-    Cắt tỉa móng chân không đúng cách

Dấu hiệu cảnh báo khi loét bàn chân do biến chứng tiểu đường

Bởi những người bị loét bàn chân đều đã mất cảm giác đau, do vậy đau không phải là một triệu chứng phổ biến. Điều khiến bạn nhận thấy rõ rệt nhất là hiện tượng chảy dịch ở chân, thấm vào tất, giày dép đang đi. Da bị mẩn đỏ, sưng, ngứa và mùi hôi từ một hoặc cả hai chân cũng là dấu hiệu ban đầu thường gặp khi loét chân.

Khi vết loét tiến triển nặng, bạn sẽ thấy xuất hiện các mô đên (gọi là vảy đen) xung quanh vết loét do sự thiếu hụt lượng máu giàu oxy đến nuôi dưỡng. Cộng với tình trạng nhiễm khuẩn, các tế bào bắt đầu bị hoại tử, tạo thành những mô chết xung quanh vết loét. Lúc này, mùi hôi khó chịu, đau và tê có thể xảy ra.

Dấu hiệu viêm loét bàn chân thường không rõ ràng, đôi khi người bệnh sẽ không có triệu chứng của loét cho đến khi chúng đã bị nhiễm trùng. Da khô là tình trạng khá phổ biến ở người bị tiểu đường, dễ khiến bàn chân bị nứt nẻ. Do vậy, hãy trao đổi với bác sĩ ngay khi có bất kỳ sự thay đổi màu da (chuyển màu đen) hoặc cảm giác đau quanh một vết chai, vết xước chảy máu nào đó.

O-nguoi-tieu-duong-mot-vet-xuoc-nho-cung-co-the-nhiem-trung-loet
Ở người tiểu đường, một vết xước nhỏ cũng có thể nhiễm trùng, loét

 

Chẩn đoán vết loét bàn chân do tiểu đường

 

Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của vết loét dựa trên thang điểm từ 0 đến 3 theo các tiêu chí như:

0: chân không có vết loét nhưng có nguy cơ

1: vết loét xuất hiện nhưng không có nhiễm trùng

2: vết loét sâu để lộ các khớp và gân ra bên ngoài

3: loét rộng hoặc áp xe do nhiễm trùng

Điều trị khi bị loét bàn chân do tiểu đường

Thời gian chính là yếu tố quan trọng trong điều trị loét bàn chân, người bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa cơ hội dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử vết thương. Thời gian chữa bệnh có thể trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, tùy thuộc và kích thước, vị trí và mức độ tổn thương, lượng đường máu và phương pháp điều trị được áp dụng. Mục tiêu chính trong điều trị loét bàn chân tiểu đường:

-    Phòng ngừa nhiễm trùng

-    Loại bỏ lớp da và mô chết, được gọi là “mở ổ loét”

-    Sử dụng thuốc tại chỗ loét

-    “Tháo dỡ” hoặc xử lý khu vực bị loét nặng

-    Quản lý tốt đường huyết để phòng các biến chứng khác có thể xảy ra, đây chính là chìa khóa để chữa lành vết thương thành công.

Để giữ viết loét không bị nhiễm trùng, cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, giữ cho vết loét sạch, băng bó cẩn thận, rửa sạch vết thương hàng ngày và tránh đi chân trần. Tùy vào mức độ tổn thương, người bệnh có thể sẽ cần phải sử dụng nạng hoặc xe lăn, đi dép đặc biệt khi bị loét chân, điều này sẽ giúp làm giảm áp lực và kích thích vào vùng có vết loét và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Nguoi-benh-tieu-duong-can-bang-vet-thuong-de-tranh-nhiem-trung

Người bệnh tiểu đường cần băng vết thương để tránh nhiễm trùng

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, chống đông máu có thể được sử dụng để điều trị vết loét, chống nhiễm trùng

Việc sử dụng Betadine hay hydrogen peroxid (nước oxy già), ngâm rửa vết thương trong nước sẽ không được khuyến cáo áp dụng bởi nó có thể khiến vết loét nặng hơn. Đồng thời, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, nếu vết thương để hở cho tiếp xúc với không khí thường xuyên sẽ rất có hại cho quá trình chữa lành bệnh, do vậy, để vết loét nhanh liền, người bệnh nên băng kín bằng gạc chứa bạc hoặc bạc kem sulphadiazine, dùng thuốc bôi ngoài da (thuốc mỡ, gel bôi, povidon hoặc cadexomer)…

Phẫu thuật: Nếu vết loét bàn chân không bị nhiễm trùng, phương pháp điều trị dùng thuốc sẽ là lựa chọn số một. Tuy nhiên khi dùng thuốc không hiệu quả hoặc vết loét tiến triển theo chiều hướng xấu, phẫu thuật sẽ được cân nhắc thực hiện. Điều đó có nghĩa rằng, người bệnh sẽ phải nạo hoặc cắt bỏ phần khớp xương chỗ bị loét và hoại tử (cắt cụt chi).

Cách phòng ngừa đau và loét bàn chân khi bị tiểu đường

Theo Hiệp hội y khoa Mỹ, có khoảng 14 – 24% người Mỹ bị loét bàn chân tiểu đường phải cắt cụt chi, do đó, việc phòng ngừa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người bệnh.

-    Kiểm soát lượng đường máu luôn ở mức ổn định là yếu tố tiên quyết để phòng ngừa biến chứng.

-    Hãy rửa chân mỗi ngày, cắt móng chân nhưng không quá ngắn, giữa chân khô ráo, thay tất thường xuyên và mang giày phù hợp với bàn chân… là những cách đơn giản để bạn có thể chăm sóc tốt và ngăn ngừa tình trạng viêm loét chân xảy ra.

-    Loét bàn chân có thể quay trở lại ngay cả khi đã được điều trị, vì vậy, việc sử dụng giày chuyên dụng cho người tiểu đường cũng là một cách hiệu quả để hạn chế loét tái phát.

-    Không hút thuốc, uống rượu, giảm cholesterol máu qua chế độ ăn hàng ngày.

Bạn cũng cần học cách kiểm tra bàn chân để phát hiện bệnh tiềm ẩn càng sớm càng tốt. Kiểm tra bàn chân, kẽ chân mỗi ngày, chú ý đến vết bầm tím, phồng rộp, đỏ, xước hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đó. Nên thường xuyên tái khám định kỳ, bao gồm cả đường huyết và đôi bàn chân của bạn.

Biên tập viên sức khỏe Đông tây

Theo nguồn:

http://www.healthline.com/health/diabetic-foot-pain-and-ulcers-causes-treatments#Cácyếutốrủiro4
http://www.apma.org/Learn/FootHealth.cfm?ItemNumber=981
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận