Bút tiêm insulin là một phát minh quan trọng trong điều trị tiểu đường. Thiết bị này giúp người bệnh tiêm insulin dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, không ít người bệnh vẫn chưa biết cách sử dụng bút tiêm insulin đúng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bước tiêm insulin bằng bút và những lưu ý khi dùng thiết bị này.

Cấu tạo và các loại bút tiêm insulin thường gặp

Muốn hiểu rõ cách dùng bút tiêm insulin, trước hết bạn cần biết các loại bút tiêm thường gặp và cấu tạo của.

Bút tiêm insulin có 2 loại chính là dùng 1 lần và tái sử dụng.

  • Bút dùng một lần: Đây là loại bút phổ biến nhất tại Việt Nam. Bút được gắn cố định với 1 ống insulin 3 ml, tương ứng với 300 UI. Sau khi sử dụng hết insulin, bạn sẽ phải thay một bút tiêm mới.
  • Bút tái sử dụng: Loại này chứa ống insulin có thể thay thế. Khi dùng hết, bạn chỉ cần thay ống insulin bên trong, không phải thay bút tiêm mới.

Dù là loại nào, cấu tạo của 1 bút tiêm vẫn bao gồm 6 phần chính: nắp bút, nệm cao su bảo vệ, buồng chứa insulin, cửa sổ chỉ liều, vòng xoay chọn liều và nút tiêm. Kim tiêm được bán rời với bút. Khi mua bạn nên chọn kim và bút cùng hãng.


Hình ảnh minh họa bút tiêm insulin.

Cách sử dụng bút tiêm insulin tại nhà

Việc tiêm insulin bằng bút tiêm không quá khó. Tất cả các loại bút tiêm đều có hướng dẫn sử dụng chung, gồm 5 bước: chuẩn bị, đuổi bọt khí, chọn liều, tiêm và bảo quản.

Bước 1: Chuẩn bị

Bút tiêm thường được bảo quản trong tủ lạnh. Để tránh đau, bạn cần lấy bút ra khỏi tủ trước khi tiêm 30 phút để insulin trong bút về nhiệt độ phòng. Sau khi rửa tay sạch với xà phòng, bạn hãy tháo nắp bút bằng cách kéo thẳng. Tiếp đó, bạn lăn nhẹ bút trong lòng bàn tay 10 lần, dốc ngược bút lên xuống 10 lần để trộn đều insulin trong bút.

Trước khi gắn kim, bạn nên sát khuẩn khu vực nệm cao su bằng bông tẩm cồn và tháo bỏ miếng dán bảo vệ ở kim tiêm. Kim tiêm được gắn vào bút bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ 3 – 4 vòng. Lưu ý không nên vặn quá chặt vì bạn sẽ phải lấy đầu kim này ra khỏi bút tiêm sau khi sử dụng.

Mỗi kim sẽ có 2 nắp, nắp ngoài và nắp trong. Sau khi tháo 2 nắp này, bạn nên giữ lại nắp ngoài.  Chiếc nắp này sẽ giúp bạn tháo kim tiêm dễ dàng hơn.

Bước 2: Đuổi bọt khí

Nếu bạn thuận tay phải, hãy cầm ngang bút tiêm bằng tay trái. Đầu kim hướng sang phía bên trái. Làm ngược lại nếu bạn thuận tay trái.

Bạn cần nhìn vào đầu bút, ở đó sẽ có 1 cửa sổ nhỏ ghi các số 1, 2, 3… Bạn xoay vòng chọn liều theo chiều kim đồng hồ đến vạch số “2”.  Sau đó dựng thẳng bút, búng nhẹ vào buồng chứa insulin để bọt khí nổi lên trên và nhấn nút tiêm để đẩy bọt khí. Nếu không thấy có giọt insulin ở đầu kim, thử lại từ bước chọn vạch số “2”. Kết thúc bước này, cửa sổ chỉ liều phải ở vạch “0”.

Bước 3: Chọn liều insulin

Bạn xoay vòng chọn liều theo chiều kim đồng hồ cho đến khi trên cửa sổ hiện số đơn vị insulin mà bạn được chỉ định. Nếu vô tình chọn sai, hãy xoay ngược lại về đúng con số cần tiêm.

Bước 4: Tiêm insulin

Dùng cồn làm sạch da vùng tiêm, sau đó cầm bút tiêm như cách bạn cầm bút bình thường. Đâm kim vuông góc vào bề mặt da và nhấn nút tiêm từ từ cho đến khi cửa sổ chỉ liều về số “0”. Khi này, bạn nên chờ khoảng 5 – 10 giây sau đó mới rút kim ra.

Bạn có thể thấy còn 1 giọt insulin ở đầu kim, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường. Bạn không cần lo lắng, mình chưa tiêm đủ insulin.

Bước 5: Tháo và hủy kim tiêm

Lấy nắp ngoài của kim tiêm, lắp lại vào bút. Sau đó bạn xoay cả nắp và kim bên trong theo chiều ngược kim đồng hồ để loại bỏ đầu kim ra khỏi bút. Cuối cùng đóng nắp bút và bảo quản cho các lần tiêm kế tiếp.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tiêm insulin? Hãy gọi ngay đến chuyên gia để được giải đáp băn khoăn một cách nhanh nhất!

ITK-219.png

Cách bảo quản bút tiêm insulin

Các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của insulin. Do đó, bạn cần biết cách bảo quản để đảm bảo hiệu quả của bút tiêm.

Với các bút tiêm đã được sử dụng, bạn để ở nhiệt độ phòng (< 30*C), tại nơi không bị ánh sáng chiếu trực tiếp. Trường hợp bút tiêm insulin mới mua, bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (3 – 8 *C). Bạn nên đặt bút tiêm ở khu vực giữa tủ lạnh, không đặt quá sâu hoặc ở cửa tủ. Bởi nhiệt độ ở những vị trí này không ổn định hoặc thường xuyên bị rung lắc, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của insulin.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả và ít tốt kém nhất

Lưu ý khi dùng bút tiêm insulin

Ngoài việc nắm rõ các bước sử dụng bút tiêm, bạn cần thực hiện đúng các lưu ý sau để đảm bảo an toàn và có hiệu quả giảm đường huyết tốt nhất.

Kiểm tra hạn sử dụng của bút tiêm trước khi dùng

Insulin quá hạn sẽ giảm tác dụng và ảnh hưởng xấu đến đường huyết của bạn. Do đó, trước khi dùng, bạn cần kiểm tra hạn sử dụng của bút tiêm.

Tuổi thọ của bút tiêm mới thường là 1 năm. Với các bút tiêm đã dùng thì hạn sử dụng sẽ rơi vào khoảng 10 – 28 ngày.


Hạn sử dụng của một số loại bút tiêm insulin thường dùng.

Chú ý màu sắc và thể chất insulin trong bút

Một số loại bút tiêm chứa insulin dạng hỗn dịch (có ký hiệu “suspension” trên nhãn) như NPH, Mixtard 30 Flexpen, NovoMix 30 FlexPen sẽ bị đục khi lắc nhẹ. Ngược lại, các bút insulin dạng dung dịch như Latus sẽ trong suốt. Nếu bạn thấy bút Lantus đổi màu hay có cặn thì không được sử dụng.

Chọn đúng vị trí tiêm

Vị trí tiêm tốt nhất là vùng bụng, mặt ngoài cánh tay, mông và đùi. Bạn nên tiêm insulin xoay vòng, không lặp lại vị trí tiêm trong 15 ngày để tránh bị nổi cục. Ngoài ra, các vùng da thâm tím, sưng, đau, vết thương hở, sát rốn hay các vết sẹo cũng không nên tiêm insulin.

4 vị trí tiêm insulin tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, người bệnh sẽ hiểu rõ cách sử dụng bút tiêm insulin đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Thông tin thêm cho bạn

Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ đường huyết như insulin, bổ sung sản phẩm thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ điều trị tiểu đường. Trong đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 4 thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm đường huyết, phòng ngừa và cải thiện biến chứng ở người bệnh tiểu đường.

Kết hợp nhuần nhuyễn Đông - Tây y là sự lựa chọn được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách kết hợp này, bạn hãy liên hệ ngay đến chuyên gia theo số điện thoại:

ITK-219.png

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng ngừa

Biên tập viên Đông Tây

Tham khảo

https://doctablet.com/medicine/endocrinology/diabetes/insulin-pens/#.W2vq01AzaM9

https://www.wikihow.com/Use-an-Insulin-Pen

https://diabeticsweekly.com/4-tips-to-pick-out-the-best-insulin-pen/

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/insulin-pens#use

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận