Sỏi mật là những viên đá hình thành từ các thành phần trong dịch mật. Thậm chí bạn có thể không biết mình mắc sỏi mật cho đến khi chúng gây nên các triệu chứng khó chịu. Hiểu rõ về bệnh sỏi mật giúp bạn có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Sỏi mật ở vị trí nào?

Sỏi mật có thể được hình thành tại nhiều vị trí bao gồm trong túi mật (sỏi túi mật) hay đường mật (sỏi đường mật trong gan và ngoài gan). Tuỳ mỗi vị trí khác nhau mà sỏi sẽ có bản chất, cách điều trị và gây rủi ro khác nhau với cơ thể. 

Sỏi mật có thể hình thành tại nhiều vị trí khác nhau trong đường mật

Sỏi mật có thể hình thành tại nhiều vị trí khác nhau trong đường mật

Sỏi mật có mấy loại?

Sỏi mật được phân loại và gọi tên theo vị trí hoặc thành phần cấu tạo sỏi:

  • Theo vị trí: Sỏi mật được phân loại thành sỏi gan (sỏi ở đường ống dẫn mật trong gan), sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật và ống túi mật.
  • Theo cấu tạo: Sỏi mật sẽ có 3 loại chính là sỏi cholesterol (trên 70% thành phần là cholesterol); Sỏi sắc tố (thành phần chính là bilirubin, canxi, cholesterol < 30%) và sỏi hỗn hợp.
  • Theo hình dạng: Sỏi mật được chia thành sỏi mật dạng bùn (sỏi bùn mật) và sỏi mật dạng viên. Trong đó, sỏi mật bùn dễ gây viêm hơn, nhanh tăng kích thước hơn dạng viên.

Trước kia, sỏi mật ở Việt Nam chủ yếu gặp là sỏi đường mật, còn sỏi túi mật chỉ chiếm 5-10%. Ngày nay, sỏi túi mật tăng cao chiếm tới 50% trường hợp sỏi mật.

Sỏi túi mật là loại sỏi thường gặp ở nước ta

Sỏi túi mật là loại sỏi thường gặp ở nước ta

Nguyên nhân gây sỏi mật là gì?

80% sỏi mật được hình thành từ cholesterol và 20% còn lại tạo thành từ muối mật, bilirubin và các thành phần khác trong dịch mật. Đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng mật có sỏi, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng 4 nguyên nhân sau sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành sỏi mật.

Quá nhiều cholesterol trong dịch mật

Cholesterol được đào thải ra khỏi cơ thể qua dịch mật. Trong dịch mật, nhờ có các loại acid mật và lecithin mà cholesterol được hòa tan hoàn toàn. Khi nồng độ cholesterol trong dịch mật quá cao, sẽ không đủ muối mật để hòa tan hết lượng cholesterol này. Cholesterol bị kết tụ lại tạo thành sỏi, sỏi cholesterol chiếm tỷ lệ khoảng 80% trường hợp kết sỏi ở mật.

80% sỏi mật hình thành từ cholesterol

80% sỏi mật hình thành từ cholesterol

Quá nhiều bilirubin trong dịch mật

Bilirubin là một sản phẩm thải của tế bào hồng cầu, được tạo ra ở gan và đào thải qua dịch mật. Trong một số trường hợp như tổn thương gan, xơ gan, thiếu máu huyết tán bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm hay một số bệnh khác làm cho gan sản xuất nhiều bilirubin hơn bình thường. Bilirubin tăng cao sẽ tích tụ tạo sỏi ở mật. Loại sỏi này thường cứng, có màu nâu, xanh hoặc đen.

Ứ trệ dịch mật trong túi mật

Để hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường thì túi mật và đường mật phải co bóp nhịp nhàng và tống đẩy dịch mật xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi vận động đường mật bị rối loạn, hoặc mắc một số bệnh như polyp túi mật, ung thư đường mật, dị tật đường mật bẩm sinh…sẽ khiến túi mật và đường mật không hoạt động tốt, dịch mật bị ứ trệ lâu ngày tạo điều kiện hình thành sỏi mật.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh sỏi mật, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp.

Nhiễm khuẩn dịch mật

Khi có một lý do nào đó khiến giun, sán (thường gặp là giun đũa) đi lên đường mật, chúng sẽ mang theo vi khuẩn. Những vi khuẩn này làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin trong dịch mật. Lâu ngày bilirubin, cùng với trứng và xác giun có thể tập trung với nhau tạo thành nhân sỏi.

Triệu chứng bệnh sỏi mật

Hơn 80% trường bệnh mật có sỏi không gây triệu chứng, đặc biệt là sỏi túi mật, do đó đây còn được gọi là căn bệnh “sỏi im lặng”. 

Một số trường hợp nhạy cảm có thể thấy những dấu hiệu không rõ ràng như cơn đau bụng vùng hạ sườn phải, đặc biệt sau khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ. Cơn đau sỏi mật có thể lan sang bên vai phải hoặc lan ra sau lưng, thường khởi phát hoặc tăng nặng về đêm. Thời gian đau tùy thuộc từng người, có thể đau âm ỉ kéo dài một vài giờ hoặc đau giữ dội không giảm   

Ngoài đau bụng, người bệnh bị kết sỏi ở mật còn gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy trướng, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt, sốt nhẹ, đắng miệng...  Các triệu chứng này khá giống với bệnh dạ dày nên khá nhiều người nhầm lẫn.

Xem thêm: Cách giảm đau sỏi túi mật tại nhà hiệu quả, nhanh chóng

Yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi mật

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sự hình thành sỏi mật, có thể liên quan đến chế độ ăn uống hoặc một số yếu tố khác không thể thay đổi được như: tuổi, giới tính, lối sống, tiền sử gia đình… Cụ thể:

  • Người thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ
  • Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn
  • Nữ giới
  • Gia đình có người mắc sỏi mật
  • Người trên 60 tuổi
  • Người mắc bệnh gan: xơ gan, viêm gan
  • Phụ nữ mang thai

Ngoài ra, những người đang dùng các thuốc làm tăng đào thải cholesterol qua dịch mật như: thuốc hạ mỡ máu, thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormon … cũng dễ bị sỏi mật hơn. Những loại thuốc kể trên có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật nhưng người bệnh không được phép tự ý ngừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Người béo phì dễ mắc bệnh sỏi mật

Người béo phì dễ mắc bệnh sỏi mật

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Về lâu dài, bệnh sỏi mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm túi mật/đường mật cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là áp xe túi mật, hoại tử túi mật, dịch mật bị rò ra phúc mạc gây nhiễm trùng phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, nếu chậm trễ trong việc phát hiện và xử lý, có thể dẫn tới tử vong.

Đặc biệt với sỏi gan, loại sỏi này dù kích thước nhỏ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này là do đường dẫn mật trong gan rất nhỏ nên ngay khi sỏi phát triển trong gan sẽ gây ứ mật tại gan, làm xuất hiện các cơn đau, sốt liên tục. Nếu không điều trị sớm sẽ gây tổn thương đến chức năng gan, viêm gan, áp xe gan và cuối cùng có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Đừng để sỏi mật gây biến chứng rồi mới tìm cách chữa trị, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng và hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Sỏi mật có chữa được không?

Bệnh sỏi mật hoàn toàn có thể chữa trị được. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện sớm bệnh, khi đó tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà cân nhắc các phương pháp điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Hiện nay, có 2 phương pháp trị sỏi mật phổ biến là không phẫu thuật và phẫu thuật. Các cách điều trị sỏi mật không phẫu thuật bao gồm uống thuốc tan sỏi, bổ sung thảo dược Đông Y, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng cao tần, lấy sỏi qua da sau, lấy sỏi qua nội soi.

Những cách trị sỏi mật phổ biến nhất hiện nay

Hầu hết những trường hợp mắc sỏi mật nhưng chưa có triệu chứng thì chưa cần điều trị can thiệp. Nhưng nếu sỏi mật gây đau thường xuyên hoặc xuất hiện nhiều biến chứng thì cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật để loại sỏi. Trong một số ít trường hợp có thể dùng thuốc tan sỏi nhưng phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế nên ít được áp dụng.

Phẫu thuật hoặc can thiệp loại sỏi mật

Khi sỏi mật quá nhiều, gây đau, ứ trệ dịch mật hay mắc cả sỏi mật và polyp túi mật thì phẫu thuật hoặc can thiệp loại sỏi là cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Tùy theo vị trí mật có sỏi mà có nhiều phương pháp như: 

1. Phẫu thuật cắt túi mật (nội soi hoặc mổ hở)

Loại bỏ cả túi mật chứ không phải chỉ loại sỏi. Trước kia người bệnh phải mổ mở để cắt túi mật, nhưng đây là một phẫu thuật lớn, chậm phục hồi, tỷ lệ biến chứng cao, nên hiện chỉ áp dụng trong các trường hợp túi mật viêm nặng có thể làm rò rỉ dịch mật. Ngày nay phẫu thuật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế, vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít biến chứng hơn.

Sau cắt bỏ túi mật, dịch mật sẽ đổ trực tiếp từ gan vào ruột non có thể gây ra một số biến chứng trên đường tiêu hóa như đau, đầy trướng, khó tiêu, tiêu chảy…

2. Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi đường mật (sỏi ống mật chủ, sỏi gan)

Phương pháp nội soi gắp sỏi mật qua đường miệng áp dụng với sỏi nhỏ dưới 1.5cm, đường dẫn mật không bị chít hẹp, có thể thành công hoặc tạm ổn định tới 80% các trường hợp. 

Khi đường dẫn mật bị chít hẹp, sỏi phức tạp trong đường dẫn mật… cần mổ mở để lấy sỏi..

Can thiệp giúp loại bỏ sỏi ống mật chủ ra ngoài đường mật

Can thiệp giúp loại bỏ sỏi ống mật chủ ra ngoài đường mật

3. Tán sỏi mật qua da

Bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng của sóng siêu âm để phá vỡ sỏi thành nhiều  mảnh nhỏ, tuy nhiên ít được áp dụng do tỷ lệ thành công rất thấp, sỏi sau khi tán có thể lọt vào các đường mật khác gây biến chứng.

Nhìn chung, các phương pháp phẫu thuật hoặc can thiệp kể trên đều giúp giải quyết tình trạng kết sỏi ở mật nhanh chóng nhưng không thể tác động đến nguyên nhân hình thành sỏi. Vì thế, người bệnh thường gặp tình trạng sỏi mật tái phát sau thời gian ngắn phẫu thuật hay can thiệp.

Dùng thuốc tan sỏi mật

Một số trường hợp không thể can thiệp phẫu thuật, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc làm tan sỏi có bản chất là acid mật (Ursodiol) hay có bản chất tinh dầu (thuốc sỏi mật Rowachol). 

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ làm tan được sỏi mật cholesterol, sỏi kích thước nhỏ hơn 1,5 cm và gần như không có hiệu quả với sỏi sắc tố mật (sỏi đường mật trong gan). Để các thuốc này giúp tống sỏi mật ra ngoài, người bệnh cần kiên trì sử dụng từ 6 tháng – 2 năm. Hơn nữa, ngay cả khi sỏi đã tan hoàn toàn thì vẫn có thể tái phát sau thời gian điều trị bằng thuốc.

Trường hợp người bệnh gặp triệu chứng hay biến chứng do sỏi, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau sỏi mật, thuốc lợi mật, thuốc kháng sinh…

Các bài thuốc Đông y chữa sỏi mật

Mục tiêu trong việc điều trị sỏi mật là khơi thông dòng chảy của dịch mật, phòng ngừa biến chứng và ngăn ngừa tái phát sỏi. Mặc dù các phương pháp điều trị sỏi Tây y như sử dụng thuốc làm tan sỏi hay phẫu thuật đều có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, không tác động được vào yếu tố cơ địa - căn nguyên khiến sỏi dễ tái phát.

Quan điểm của Đông y cho rằng hoạt động của gan mật là một khối thống nhất, theo tác động hai chiều, tương hỗ nhau. Vì thế, việc điều trị cần hướng tới sự cân bằng chức năng của cả  hệ thống bao gồm: Tăng chức năng gan để cải thiện chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm. Đó là cơ sở để các lương y kết hợp các vị thảo dược khác nhau thành bài thuốc chữa sỏi mật. Dưới đây là 5 bài thuốc trị sỏi mật được dùng nhiều nhất hiện nay:

  • Bài thuốc 1: Bài thuốc 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá.
  • Bài thuốc 2: Nhân trần, Chi tử, Chỉ xác, Hạ liên châu, Đại hoàng, Đan bì, Bạch thược, Đương quy, Trinh nữ, Râu ngô.
  • Bài thuốc 3: Kim tiền thảo, Chỉ xác, Cối xay, Lá tre, Hương nhu trắng, Xấu hổ, Trần bì, Đinh lăng, Biển súc, Đại hoàng, Đương quy, Thục địa, Hoàng kỳ, Cam thảo.
  • Bài thuốc 4: Nhân trần, Chỉ xác, Lá đinh lăng, Trần bì, Cát căn, Xấu hổ.
  • Bài thuốc 5: Kim tiền thảo, Nhân trần, Chi tử, Chỉ xác, Kê nội kim, Thài lài tía, Đinh lăng, Bí đỏ, Bạch mao căn, Trần bì.

Trong đó, bài thuốc số 1 từ 8 thảo dược quý thường được sử dụng nhất do đã có nghiên cứu chứng minh tại bệnh viện. Bài thuốc này mang lại hiệp đồng tác dụng, giúp điều chỉnh sự rối loạn trong quá trình sản xuất, lưu thông dịch mật, đồng thời làm tăng khả năng bào mòn và tống xuất sỏi mật. Ưu thế của 8 thảo dược quý này là tác động “trực diện” vào yếu tố cơ địa, tháo được “nút thắt” giúp ngăn ngừa tái phát sỏi mật hiệu quả.

Bài thuốc 8 thảo dược giúp bài sỏi mật hiệu quả nhờ tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật

Dùng mẹo dân gian trị sỏi mật

Chữa sỏi mật bằng rau ngổ hay quả sung, dầu ô liu… đều là những mẹo dân gian quen thuộc còn được lưu truyền đến ngày nay. Tuy dễ thực hiện nhưng tất cả những phương pháp này đều chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả. Vì thế, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Người bệnh sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn khoa học dù không giúp bào mòn sỏi nhưng sẽ giúp sỏi không tăng nhanh kích thước. Giải pháp này càng quan trọng hơn với người bị sỏi mật khi mang thai. Bởi lẽ đây là giai đoạn nhạy cảm và người bệnh không thể dùng thêm thuốc tan sỏi hay thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh sỏi mật nên và không nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình:

  • Nên giảm lượng chất béo và chọn thực phẩm ít chất béo bất cứ khi nào có thể. Tránh thức ăn béo, béo và chiên.
  • Nên thêm chất xơ vào chế độ ăn uống tốt cho hoạt động của túi mật nhưng nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây khó tiêu.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây ra tiêu chảy như: đồ uống có chứa caffeine, các sản phẩm sữa có chất béo cao, đồ ăn quá ngọt.

Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng cần:

  • Không bỏ bữa: Ăn đầy đủ tất cả các bữa trong ngày, nếu bỏ bữa sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật do túi mật không được kích thích co bóp để tống đẩy dịch mật đi tiêu hóa thức ăn.
  • Ăn vài bữa nhỏ mỗi ngày giúp dễ tiêu hóa hơn.
  • Uống một lượng nước đủ, khoảng 6 - 8 ly mỗi ngày.
  • Ăn uống thức ăn đã nấu chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2-3 lần trong một năm.

Biết được bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp nâng cao hiệu quả điều trị

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về bệnh sỏi mật

Quá trình bài sỏi mật và sỏi thận có giống nhau không?

Câu trả lời là không. Sỏi thận sẽ được bài xuất ra ngoài theo đường nước tiểu và người bệnh dễ quan sát thấy. Trong khi đó, cách đẩy sỏi mật ra ngoài như sau: Dịch mật từ gan sẽ giúp làm mềm viên sỏi, sau đó di chuyển theo hệ thống đường ống dẫn mật xuống ruột non và bài xuất ra ngoài theo đường tiêu hoá (đường phân). 

Chính vì con đường bài xuất sỏi mật và sỏi thận khác nhau nên muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần sử dụng những sản phẩm chuyên biệt giúp lợi tiểu (với sỏi thận) và lợi mật (với sỏi mật). Đồng thời, điều trị sỏi mật cũng cần thời gian dài, tối thiểu từ vài tháng để dịch mật có thể làm mềm viên sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Do đó, người bệnh nên cảnh giác với những thông tin không chính thống như trị sỏi mật trong 6 ngày hay xổ sỏi mật theo đường tiểu...

Sỏi mật 15mm có nguy hiểm không?

Sỏi mật 15mm dù nằm tại túi mật hay đường mật cũng đã là kích thước lớn. Tình trạng này được đánh giá là nguy hiểm khi sỏi thường xuyên gây các triệu chứng khó chịu như đau tức hạ sườn phải, nôn sốt, vàng da, vàng mắt… hoặc biến chứng nguy hiểm (viêm túi mật, viêm đường mật, …). Còn trường hợp sỏi chưa gây dấu hiệu bất thường thì chưa nguy hiểm.

Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không?

Câu trả lời là có. Vì sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật và không chứa chất béo xấu nên sẽ không ảnh hưởng đến kích thước sỏi mật. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sữa đậu nành chứa nhiều men tốt cho tiêu hoá, có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng sỏi mật. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chỉ dùng tối đa 500ml sữa đậu nành/ ngày, tốt nhất nên uống ấm và sau khi ăn. 

Người bị sỏi mật có uống canxi được không?

Câu trả lời là có. Bởi lẽ sỏi mật có thành phần chính là cholesterol và bilirubin, do đó khi dùng thêm canxi sẽ không gây tăng kích thước sỏi. Tuy nhiên, với sỏi thận thì lại khác. Vì canxi oxalat là thành phần chính của sỏi thận nên người bệnh cần lưu ý khi bổ sung để tránh tình trạng sỏi phát triển nhanh.

Người bị sỏi mật uống nghệ được không?

Nghệ không gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị sỏi mật và còn rất tốt cho trường hợp sỏi mật gây viêm (nghệ có đặc tính kháng khuẩn). Vì thế, người bệnh sỏi mật hoàn toàn có thể uống nghệ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh sỏi mật có nên ăn trứng không?

Người bệnh sỏi mật có thể bổ sung 1-2 quả trứng/ tuần nhưng cần lưu ý là chỉ nên ăn lòng trắng trứng và hạn chế lòng đỏ trứng (phần chứa nhiều cholesterol dễ làm sỏi tăng kích thước). 

Người bệnh sỏi mật ăn sữa chua được không?

Bạn có thể ăn các loại sữa chua ít đường và đã tách chất béo. Hạn chế những loại sữa chua nhiều kem hay sữa chua vị phomai, giàu chất béo sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị sỏi mật tốt hơn.

Sỏi mật to bao nhiêu thì phải mổ?

Không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì chỉ định mổ sỏi mật phụ thuộc nhiều vào việc sỏi đã gây biến chứng chứ ít liên quan đến kích thước sỏi. Đó cũng là lý do nhiều trường hợp sỏi mật còn nhỏ, chỉ vài mm nhưng đã phải phẫu thuật. Trong khi có người bệnh sỏi lớn đến vài chục mm nhưng chưa gây biến chứng, sức khoẻ vẫn ổn định thì hoàn toàn có thể trì hoãn phẫu thuật.

Mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ sỏi mật thường dao động trong khoảng từ 10-30 triệu. Rất khó để đưa ra một con số chính xác vì nó sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như chi phí mổ sỏi mật tại bệnh viện tư nhân và bệnh viện nhà nước thường chênh nhau từ 3-5 triệu. Người có bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ được hỗ trợ nhiều hơn vượt tuyến hoặc không có bảo hiểm. Ngoài ra, giá mổ sỏi mật cũng khác nhau với từng loại phẫu thuật khác nhau, mổ nội soi thường ít tiền hơn mổ hở…

Tán sỏi mật qua da hết bao nhiêu tiền?

Một ca tán sỏi mật qua da thường có chi phí tối thiểu từ 15 triệu trở lên. Trong đó bao gồm nhiều chi phí như khám tổng quát trước can thiệp, các chi phí tán sỏi cũng như tiền thuốc men, giường bệnh...

Mổ sỏi mật xong kiêng ăn gì?

Ngay sau khi mổ sỏi mật, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo cũng như các món chiên xào nhiều dầu mỡ để tránh làm nặng thêm tình trạng đầy trướng, khó tiêu.

Người bị sỏi mật có nên mang thai không?

Câu trả lời là không. Tuy sỏi mật không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ hay sau khi ra đời nhưng bệnh lý này đem lại khá nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Điển hình nhất là việc phải ăn uống kiêng khem các loại thực phẩm nhiều chất béo hay các món nhiều dầu mỡ để tránh sỏi mật gây triệu chứng khó chịu hay tăng kích thước. Trường hợp sỏi mật quá lớn hoặc gây biến chứng thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mổ loại sỏi. Không những vậy, việc kiêng khem này cũng khiến việc bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho bé trở nên khó khăn hơn. Vì thế, nhiều chuyên gia đều khuyên người bệnh nên điều trị sỏi mật trước khi có kế hoạch mang thai.

Sỏi mật có thể không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại khiến cho người bệnh gặp phải nhiều rắc rối trong cuộc sống nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh hiệu quả nếu hiểu rõ về bệnh và có phương pháp phòng ngừa đúng cách.

BTV Đông Tây

Tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org,

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận