Sỏi mật, viêm đường mật, cắt bỏ túi mật… là những nguyên nhân gây rối loạn chức năng của cơ vòng Oddi.

Khi chức năng của cơ vòng Oddi bị rối loạn, sẽ làm cản trở sự lưu thông dịch tụy và dịch mật, gây ứ đọng dịch tiêu hóa, dẫn đến các cơn đau quặn ở bụng. Sau cắt túi mật, có đến hơn 20% bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các cơn đau và khoảng 10 -20% bệnh nhân bị viêm tụy tái đi tái lại, tự phát, liên quan đến sự rối loạn vận động của cơ vòng Oddi. Tình trạng này gặp phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên mà không có lý do rõ ràng.

Cơ vòng Oddi có chức năng gì?

Cơ vòng Oddi được xem như một chiếc van điều chỉnh dòng chảy của dịch tiêu hóa, có chức năng chính là kiểm soát lượng dịch tụy và dịch mật đổ xuống tá tràng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Bên cạnh đó, nó còn tham gia điều tiết lượng dịch mật từ gan đến dự trữ trong túi mật và không để thức ăn đã được nhào trộn với dịch tiêu hóa trong tá tràng có thể trào ngược lên đường mật tụy. Khi thức ăn xuống đường tiêu hóa sẽ kích thích làm túi mật co thắt, lúc này cơ vòng Oddi sẽ giãn ra để mở đường cho dịch tiêu hóa đi xuống.

Triệu chứng của rối loạn chức năng cơ vòng Oddi

Triệu chứng chính của người bệnh bị rối loạn chức năng cơ vòng Oddi là các cơn đau quặn mật. Cơn đau đột ngột xuất hiện sau khi ăn và cố định ở vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị; có thể kèm theo dấu hiệu nôn hoặc buồn nôn, đau lan ra phía sau lưng hoặc lên xương bả vai kéo dài suốt nhiều giờ. Ngoài ra, còn một số triệu chứng không phổ biến khác như sốt, vàng da, ớn lạnh. Người bệnh còn có thể bị các đợt viêm tụy cấp tái diễn nhiều lần trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, để phân biệt được tình trạng rối loạn hoạt động cơ vòng Oddi với những bệnh về tiêu hóa khác như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày, sỏi mật, viêm túi mật, hay viêm tụy là rất khó.

Vị trí cơ vòng Oddi

Nguyên nhân

- Sự bất thường ở cấu trúc: Sỏi mật, tổn thương trong quá trình phẫu thuật, viêm tụy, viêm đường mật… có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cơ vòng, dẫn đến xơ hóa hoặc chít hẹp một phần hay toàn bộ cơ vòng Oddi.

- Hội chứng sau cắt bỏ túi mật: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến rối loạn hoạt động của cơ vòng Oddi, gặp ở khoảng 20% bệnh nhân đã phải trải qua phẫu thuật cắt túi mật.

- Khối u cơ vòng: Khối u trên các thành phần của cơ vòng Oddi cũng có thể gây hẹp và làm rối loạn hoạt động của nó.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán dựa trên các đặc điểm lâm sàng của người bệnh có những cơn đau quặn mật thường xuyên hoặc tái diễn nhiều lần, dù túi mật đã được cắt bỏ. Ngoài ra, sự giãn ống mật chủ và những bất thường của xét nghiệm sinh hóa về chức năng gan cũng góp phần để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn cơ vòng.

Phương pháp chụp đường mật bằng đồng vị phóng xạ hay siêu âm cũng có thể hữu ích, nhưng tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán vẫn là đo áp lực cơ vòng trực tiếp bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Tăng áp lực cơ vòng là dấu hiệu tin cậy nhất để có chỉ định cắt cơ vòng hay không.

Điều trị rối loạn hoạt động của cơ vòng Oddi

Điều trị rối loạn chức năng của cơ vòng Oddi dựa vào kết quả chẩn đoán, có thể loại bỏ các nguyên nhân như sỏi mật, viêm đường mật, viêm tụy, viêm túi mật… hoặc cắt bỏ cơ vòng Oddi nếu nó không thể đảm nhiệm được các chức năng vốn có. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thuốc chống co thắt để giảm đau quặn mật, hoặc thuốc hạ sốt nếu sốt…

DS. Đông Tây

Theo http://www.gastrojournal.org/

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận