Sử dụng thuốc điều trị trong bệnh Parkinson để giúp làm giảm triệu chứng run, chậm chạp, cứng khớp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, gây ra các triệu chứng run, cứng đờ và chậm vận động. Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin - chất hóa học có nhiệm vụ dẫn truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh là nguyên nhân làm phát sinh bệnh. Parkinson chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng thuốc điều trị có thể giúp bổ sung hoặc ngăn ngừa sự phân hủy sớm của dopamin nhằm giảm các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

Các loại thuốc điều trị Parkinson

Lựa chọn thuốc điều trị nào sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, tình trạng sức khỏe, tuổi, giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như sự đáp ứng điều trị ở mỗi người.

1/ Kết hợp Levodopa – Carbidopa (Madopar, Sinemet)

Dopamin không qua được hàng rào máu não, nên người bệnh phải bổ sung chúng dưới dạng tiền chất là levodopa. Tuy nhiên, để tránh levodpa bị phân hủy tại các cơ quan trước khi vào tới não, nó được kết hợp với carbidopa. Carbidopa cũng làm hạn chế bớt tác dụng phụ của levodopa như gây nôn và buồn nôn. Các biệt dược của 2 hoạt chất này (Madopar và Sinemet) là lựa chọn đầu tay trong điều trị, nó có thể giúp giảm đến 90% triệu chứng của parkinson. Nhưng thuốc sẽ bắt đầu giảm dần tác dụng, đáp ứng kém đi (nhờn thuốc) sau khoảng thời gian 5 năm sử dụng.

Người bệnh quên uống thuốc, hoặc không sử dụng theo hướng dẫn sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, bắt buộc phải tăng liều, đồng nghĩa tăng nguy cơ rối loạn tâm thần, hạ huyết áp, rối loạn giấc ngủ, ảo giác.

Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, pho mát, các loại đậu sẽ làm giảm khả năng hấp thu của levodopa, làm thuốc không phát huy được tác dụng. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên uống thuốc trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cùng một cốc nước to.

2/ Chất chủ vận Dopamine

Đây là nhóm thuốc bắt chước tác dụng dopamin, làm não bộ nhầm tưởng chúng đang nhận được chất này. Ưu điểm của các thuốc này là sử dụng được trong tất cả các giai đoạn của parkinson, nhất là trong giai đoạn đầu, nó làm tăng tác dụng của levodopa khi dùng kết hợp.

Các chất chủ vận dopamin không tác dụng nhanh như nhóm tiền chất dopamin, do đó chúng ít gây loạn vận động. Nhưng vẫn cần thận trọng khi mới dùng, vì có thể gây buồn nôn, táo bón, đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt hoặc hạ huyết áp tư thế. Những triệu chứng này sẽ nặng hơn ở người mắc bệnh tim, phổi. Thuốc có thể gây tương tác với rượu, bia, thuốc hạ áp, thuốc kháng hitamin H1, thuốc chống trầm cảm…

Một số thuốc trong nhóm này: Bromocriptine (Parlodel), Pramipexole (Mirapex), và Ropinirole (Requip).


Thuoc-dieu-tri-benh-Parkinson-giup-lam-giam-cac-trieu-chung-do-benh-gay-ra

Thuốc điều trị bệnh Parkinson giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra

3/ Thuốc kháng cholinergic

Trong một bộ não khỏe mạnh, mỗi chất dẫn truyền thần kinh luôn có nồng độ và tỷ lệ nhất định. Nhưng ở một số bệnh lý thần kinh, điển hình như parkinson, lại có sự thay đổi nồng độ dopamine và chất đối kháng với nó có tên acetylcholine. Khi nồng độ acetylcholine tăng lên, việc sản xuất dopamine sẽ bị giảm xuống hoặc dừng lại, gây ra một số triệu chứng điển hình của bệnh parkinson. Bằng cách giảm lượng acetylcholine trong não, thuốc kháng cholinergic có thể giúp lấy lại cân bằng tỷ lệ 2 chất dẫn truyền thần kinh kể trên, từ đó làm giảm các triệu chứng như run, chảy nước dãi, và một số hiện tượng cứng khớp khác. Liều dùng của thuốc nhóm này được điều chỉnh phù hợp cho tuổi và cân nặng, cần lưu ý rằng người cao tuổi thường không thể chịu được liều lớn. Ngay cả khi dùng liều nhỏ, một số người có thể bị giảm trí nhớ và mất phương hướng. Tác dụng phụ khác của thuốc này bao gồm nhịp tim nhanh, các vấn đề về tầm nhìn, táo bón, bí tiểu, và khô miệng trầm trọng. Những hiệu ứng này giảm dần khi liều dùng được giảm hoặc ngừng thuốc.

Các thuốc kháng cholinergic bao gồm benztropine (Cogentin), biperiden (Akineton), procyclidine (Kemadrin), và trihexyphenidyl (Artane).

4/ Chất ức chế MAO - B

Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế enzym monoamine oxidase (MAO-B), ngăn chặn sự phân hủy levodopa trong não. Thuốc thường được sử dụng một mình trong giai đoạn đầu của bệnh, hoặc kết hợp với các thuốc khác ở tất cả các giai đoạn sau. Khi phối hợp cùng levodopa, nó có thể làm tăng tác dụng phụ như rối loạn vận động, ảo giác. Còn khi dùng một mình, người bệnh có thể bị đau đầu, đau khớp, khó tiêu, buồn phiền, các dấu hiệu giống như khi bị cúm… Chất ức chế MAO - B khi sử dụng cùng thuốc chống trầm cảm có nguy cơ làm tăng huyết áp, vì vậy cần lưu ý khi phối hợp.

5/ Chất ức chế COMT

Là những chất ức chế enzym catechol O-methyl transferase (COMT) - một loại men làm bất hoạt dopamin. Thuốc có tác dụng làm tăng tính khả dụng sinh học của levodopa và kéo dài thời gian bán hủy của nó, vì vậy cho phép giảm liều levodopa khi sử dụng phối hợp.

Hai hoạt chất được sử dụng bao gồm: tolcapone (Tasmar) và entacapone (Comtan). Tolcapone có thể gây tổn thương gan, vì vậy người dùng nên làm xét nghiệm chức năng gan mỗi hai tuần một lần. Entacapone an toàn hơn, không ảnh hưởng đến chức năng gan.

 6/ Amantadine

Amantadin là dẫn xuất tổng hợp, lúc đầu dùng để chữa cúm (A2 – influenza), tình cờ lại phát hiện có tác dụng tốt với bệnh parkinson. Trong bệnh parkinson, amantadin làm giảm nhanh chứng mất vận động nhưng ít làm thay đổi chứng run và tăng trương lực cơ; tác dụng kém levodopa nhưng tốt hơn thuốc kháng cholinergic. Tác dụng tối đa xuất hiện sau vài ngày, nhưng giảm dần sau khoảng 6 – 8 tháng dùng liên tục. Thuốc có tác dụng hiệp đồng với levodopa.

Khi dùng thuốc, người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giật cơ, phù chi. Dùng lâu có thể thấy xuất hiện những mảng tím ở chi dưới do catecholamine được giải phóng tại chỗ gây co mạch.

7/ Thuốc chống trầm cảm

Nhiều người bị parkinson xuất hiện dấu hiệu trầm cảm và lo âu. Các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng, như imipramine (Tofranil), bởi các thuốc này vừa kháng cholinergic vừa có tác dụng chống trầm cảm. Tuy nhiên thuốc chống trầm cảm ba vòng không nên dùng cho những người mắc kèm bệnh mất trí nhớ hoặc bệnh tim.

8/ Cần sa có thể làm chậm sự tiến triển của parkinson

Hiện nay đã có 8 tiểu bang tại Mỹ chấp nhận sử dụng cần sa để điều trị bệnh parkinson. Bởi vì nhiều bằng chứng khoa học trước đó cho biết, cần sa có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh parkinson bằng cách ngăn chặn phân hủy dopamin. Một số nghiên cứu sử dụng cần sa cho bệnh nhân parkinson thì thất rằng sử dụng cần sa giúp làm giảm run, giảm cứng nhắc, giảm đau, chậm vận động và cải thiện giấc ngủ, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá lại ảnh hưởng lâu dài khi sử dụng cần sa trước khi áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Không thể phủ nhận được tác dụng của thuốc tây trong điều trị bệnh parkinson. Nhưng không dừng lại ở đó, các nhà khoa học luôn muốn tìm tòi ra những loại thuốc mới, có thể sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn với người bệnh. Nhận thấy Thiên ma, Câu đằng là những dược liệu được sử dụng nhiều ở các nước phương Đông để điều trị chứng rung giật, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của những thảo mộc này. Cuối cùng họ đưa ra kết luận, chúng có tác dụng nuôi dưỡng và phục hồi sự tổn thương của các tế bào thần kinh, khi sử dụng cùng thuốc tây làm tăng hiệu quả điều trị bệnh parkinson, duy trì được khả năng vận động toàn trạng của cơ thể.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:
http://www.pdf.org
http://www.parkinsons.org.uk
http://medicalmarijuanainc.com
BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận