Theo thống kê cho thấy, có tới 70% người bệnh Parkinson bị rối loạn giấc ngủ đêm ngay ở giai đoạn đầu của bệnh.

Theo thống kê cho thấy, có tới 70% người bệnh Parkinson bị rối loạn giấc ngủ đêm ngay ở giai đoạn đầu của bệnh.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm của người bệnh Parkinson

Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ đêm ít, thường xuyên thấy ác mộng,… ở người bệnh Parkinson có thể xuất hiện trước các biểu hiện của rối loạn vận động (run chân tay, cứng đơ, co giật…). Tình trạng này nặng dần theo sự tiến triển bệnh và có thể làm trầm trọng hơn các bệnh lý khác như trầm cảm hay suy giảm trí nhớ.

Benh-nhan-parkinson-thuong-kho-di-vao-giac-ngu

Bệnh nhân parkinson thường khó đi vào giấc ngủ

Trung bình trong một đêm, người bệnh parkinson chỉ ngủ khoảng 5h và có ít nhất 2 lần bị tỉnh giấc. Các yếu tố làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh thường bao gồm:

- Buồn ngủ nhiều vào ban ngày: Người bệnh parkinson thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày, đặc biệt là có giấc ngủ trưa kéo dài, do đó họ bị khó ngủ vào ban đêm. Các cơn buồn ngủ thường không kiểm soát được và có thể ngủ khi đang đi lại, làm việc, luyện tập... Cảm giác buồn ngủ làm giảm sự tập trung, tỉnh táo và khả năng nhận thức của người bệnh, vì vậy họ rất dễ bị chấn thương do va chạm hay vấp ngã.

- Hiện tượng ngưng thở khi ngủ: Hiện tượng này liên quan đến chứng rối loạn hô hấp với các biểu hiện như nghẹt thở, khó thở, ngáy. Triệu chứng này tăng nặng theo độ tuổi và dễ gây tử vong ở người già. Ngưng thở khi ngủ có thể điều trị bằng phương pháp cung cấp không khí liên tục qua đường hô hấp trên và bổ sung oxy trong khi ngủ.

- Rối loạn vận động: Tình trạng cứng cơ khiến người bệnh gặp khó khăn khi trở mình hay cử động. Bên cạnh đó, cảm giác ngứa rát ở các chi dưới cũng khiến người bệnh có các động tác như run giật hay di chuyển không kiểm soát được, dẫn đến dễ tỉnh giấc và giấc ngủ không sâu.

- Trầm cảm, ác mộng: Có khoảng 15% người bệnh parkinson có biểu hiện rối loạn tâm thần và dẫn đến trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường thức giấc vào nửa đêm và rất khó để quay trở lại giấc ngủ. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để dễ ngủ hơn, tuy nhiên các thuốc này về lâu dài lại làm bệnh nhân ngủ nhiều vào ban ngày và gây ra các cơn ác mộng về đêm.

- Rối loạn hành vi: Người bệnh parkinson có thể gặp các triệu chứng như nói mê, la hét do gặp ác mộng, hay cảm giác sợ hãi trong khi ngủ. Họ có thể có các hành động gây tổn thương đến người khác mà không thể tự chủ hay kiểm soát được.

- Đi tiểu nhiều lần trong đêm: Bệnh nhân parkinson thường gặp phải các rối loạn về chức năng thần kinh tự động, gây đi tiểu nhiều lần không tự chủ được, đặc biệt là về đêm. Vì vậy, họ phải thức giấc nhiều lần, làm giảm chất lượng giấc ngủ.

- Thuốc điều trị: Thuốc điều trị bệnh parkinson (dopamin hay levodopa với liều thấp hơn điều trị) có thể cải thiện được giấc ngủ đêm do giảm chuyển động cơ thể, giảm run, giật... Tuy nhiên ở liều cao hơn lại gây buồn ngủ vào ban ngày, gián đoạn giấc ngủ đêm và người bệnh thường xuyên gặp ác mộng, sợ hãi khi ngủ dẫn đến rối loạn hành vi không kiểm soát.

Biện pháp cải thiện giấc ngủ ở người bệnh Parkinson

- Duy trì thời gian ngủ: Người bệnh nên duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn vào cùng một thời điểm, để thiết lập được “đồng hồ sinh học” cho bản thân. Không nên thức khuya, vì sẽ khó đi vào giấc ngủ. Cũng không nên ngủ quá sớm vì sẽ dễ bị tỉnh giấc sớm vào sáng hôm sau, tốt nhất nên đi ngủ sau 20h và trước 23h, ngủ đủ 7 – 8 tiếng trong ngày.

- Nên ăn thực phẩm chứa nhiều melatonin vào buổi tối: Vào bữa tối người bệnh nên ăn các thực phẩm như gạo, yến mạch, cà chua, gừng, chuối, ngô ngọt, lúa mạch, hạt đậu nành, pho mát, bí ngô, thịt gà, gà tây… Đây là những thực phẩm có chứa nhiều melatonin (một chất hóa học được sản xuất ra bởi tuyến tụy, giúp dễ ngủ). Trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ăn một bữa nhẹ như bơ đậu phộng hay uống sữa… để cung cấp thêm trytophan (hoạt chất gây buồn ngủ), giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.

An-thuc-pham-chua-nhieu-melatonin-vao-buoi-toi-giup-nguoi-benh-Parkinson-ngu-ngon

Ăn thực phẩm chứa nhiều melatonin vào buổi tối giúp người bệnh Parkinson ngủ ngon

- Chuẩn bị trước khi đi ngủ: Trước khi ngủ 3 – 4 tiếng, người bệnh không nên có các hoạt động mạnh như chạy, chơi thể thao, hay uống nhiều nước và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafein, coca,…. Không gian ngủ cũng rất quan trọng để giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Phòng ngủ nên được thiết kế thoáng mát, nhiệt độ thích hợp, tránh được các tiếng ồn xung quanh. Giường, gối nên hợp với sở thích của người bệnh để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi ngủ. Các mùi hương nhẹ như hương vani, hay hoa oải hương… cũng giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

- Giữ tâm lý thoải mái: Tâm lý là một yếu tố rất quan trọng, quyết định chất lượng giấc ngủ của người bệnh parkinson. Vì vậy, trước khi chuẩn bị đi ngủ, người bệnh không nên suy nghĩ nhiều về một vấn đề nào đó, ngoài ra có thể nghe nhạc nhẹ, tắm nước nóng, tập yoga, thiền để giúp thư giãn. Sau 20 phút nếu vẫn chưa ngủ được thì không nên quá cố gắng ngủ hay xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại; thay vào đó có thể thức dậy nghe nhạc thư giãn hay đọc sách để tạo cảm giác buồn ngủ.

- Hỗ trợ của gia đình: Gia đình và người thân cần luôn luôn quan tâm, động viên, chia sẻ với người bệnh, không để họ bị lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, cô độc, từ đó giúp họ có được tâm lý thoải mái và ít bị gặp những cơn ác mộng về đêm.

Ds. Đông Tây

Trích nguồn:
http://www.parkinsons.org.uk/
http://www.youngparkinsons.org

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận