40% người bệnh Parkinson xuất hiện chứng trầm cảm và có thể được cải thiện hay làm chậm xuất hiện nhờ duy trì nồng độ vitamin D hợp lý

Chứng trầm cảm ở người bệnh Parkinson

Khoảng 40% người bệnh Parkinson mắc chứng trầm cảm và nó có thể xuất hiện trước hoặc sau các triệu chứng rối loạn vận động (cứng đờ, run tay chân, chân khó nhấc, chậm di chuyển…). Do vậy, trầm cảm có thể là một dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Parkinson, đặc biệt ở những người trên 60 tuổi (độ tuổi thường khởi phát bệnh Parkinson). Đồng thời chứng trầm cảm cũng làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Khi mắc chứng trầm cảm, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như: luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, buồn ngủ ban ngày, rối loạn giấc ngủ đêm (khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc), ảo giác, không tập trung, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, tăng cân nhanh…Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chứng trầm cảm sẽ khiến người bệnh có cảm giác thất vọng, chán nản, suy nghĩ tiêu cực, không kiểm soát được hành động dẫn đến làm tổn thương chính bản thân, tự sát hay tấn công những người xung quanh.

Trầm cảm có thể là một biểu hiện sớm của bệnh Parkinson, do vậy những người ở độ tuổi trung niên mắc chứng trầm cảm nên khám về bệnh Parkinson để được điều trị kịp thời. Tiến triển của bệnh Parkinson hay tác dụng phụ của thuốc điều trị gây ra chứng trầm cảm ở người bệnh và nó làm nặng hơn các triệu chứng bệnh như. Do vậy, bác sĩ cần thông báo với người bệnh, gia đình những dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm để họ có thể tự phát hiện và thông báo với bác sĩ để sớm được điều trị.

Đi bộ buổi sáng giúp cải thiện vận động, chứng trầm cảm ở người bệnh Parkinson
Đi bộ buổi sáng giúp cải thiện vận động, chứng trầm cảm ở người bệnh Parkinson

Mối liên hệ giữa vitamin D và chứng trầm cảm

Vitamin D giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm và có thể làm chậm phát triển bệnh Parkinson.

Michael Kimlin – nhà khoa học thuộc Đại học công nghệ Queensland, Australia cho biết: Vitamin D tham gia quá trình tổng hợp một số chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine. Nồng độ vitamin D thấp dẫn đến giảm tổng hợp serotonin, dopamine (chất dẫn truyền bị thiếu hụt ở người bệnh Parkinson) và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh Parkinson, trầm cảm như mệt mỏi, lo âu, cảm giác tuyệt vọng, dễ bị kích thích…Đặc biệt, các triệu chứng trên tăng lên vào mùa lạnh do mùa lạnh người bệnh ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên giảm tổng hợp vitamin D.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường đại học Oregon Vitamin đã tiến hành nghiên cứu trên 286 người bệnh Parkinson và nhận thấy: 255 người bệnh trong số đó có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, đồng thời có nồng độ vitamin D thấp. Các triệu chứng đã được cải thiện khi tăng dần nồng độ vitamin D.

Người bệnh nên duy trì nồng độ vitamin D trong cơ thể ở mức hợp lý, trên 100 mmol/l là tốt nhất sẽ giúp phòng ngừa các triệu chứng của trầm cảm. Do đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, dầu gan cá, gan, ngũ cốc, sữa…và thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng trước 9h để tổng hợp được vitamin D từ nguồn tự nhiên. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm nên xác định nồng độ vitamin D để có mức liều bổ sung phù hợp.

Cải thiện chứng trầm cảm, duy trì nồng độ vitamin D cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Ds. Đông Tây

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận