Trong 4 loại van bị hở: van tim 2 lá, hở van tim 3 lá, hở van động mạch chủ, hở van động mạch phổi. Hở van tim 2 lá là bệnh có số lượng người chiếm nhiều nhất và dễ tiến triển thành suy tim sau này. Tuy nhiên, nếu có phác đồ điều trị bệnh phù hợp người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

 Van tim 2 lá đóng kín và van tim 2 lá bị hở

Van tim 2 lá đóng kín và van tim 2 lá bị hở

Hở van tim 2 lá xảy ra như thế nào?

Van tim giống như những cánh cửa, trong trường hợp van bình thường, cách cửa này sẽ đóng mở nhịp nhàng giúp máu đi theo một chiều nhất định. Khi van bị hở tức là cách cửa không được đóng kín, khiến một phần lượng máu sẽ bị trào ngược trở lại buồng tim phía trên trong kỳ tâm thu (để bơm máu ra khỏi tim), từ đó mà dẫn một loạt các hệ lụy. Mỗi một loại van bị hở và mức độ hở mà sẽ gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với cơ thể. Hở van tim 2 lá sẽ gây ra tình trạng ứ máu tại phổi và làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Do vậy mà những người mắc bệnh này thường gặp phải tình trạng khó thở, ho và mệt mỏi tùy thuộc vào từng mức độ hở và thể trạng của người bệnh.

Hở van 2 lá có những mức độ nào?

Dựa vào tỷ lệ hở của van 2 lá, thường được chia bệnh thành 4 mức:

- Hở van 2 lá 1/4: là hở mức độ nhẹ. Thường được coi là hở sinh lý và không quá lo ngại. Trong trường hợp này chưa cần phải dùng thuốc điều trị, mà thay vào đó là cần phải tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.

- Hở van 2 lá 2/4: là mức độ trung bình. Ở mức độ này có thể người bệnh có thể chưa có nhiều triệu chứng, chính vì vậy đây cũng là giai đoạn tiến triển âm thầm và khiến nhiều người bỏ qua cơ hội điều trị sớm.

- Hở van 2 lá 3/4: là mức độ nặng, cần phải điều trị gấp, có thể chỉ cần điều trị nội khoa trước hoặc phẫu thuật sửa van hoặc thay van tùy thuộc và từng người bệnh mà sẽ có chỉ định phù hợp.

- Hở van 2 lá 4/4: hở van ở mức độ rất nặng. Hầu như van bị hở hoàn toàn, một lượng máu đáng kể bị trào ngược lên buồng tim trước, gây thiếu máu đến các cơ quan và ứ máu tại phồi. Hậu quả là người bệnh sẽ thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, ho, khó thở,…

 Van tim 2 lá đóng kín và van tim 2 lá bị hở Van tim 2 lá đóng kín và van tim 2 lá bị hở  Hở van tim 2 lá xảy ra như thế nào? Van tim giống như những cánh cửa, trong trường hợp van bình thường, cách cửa này sẽ đóng mở nhịp nhàng giúp máu đi theo một chiều nhất định. Khi van bị hở tức là cách cửa không được đóng kín, khiến một phần lượng máu sẽ bị trào ngược trở lại buồng tim phía trên trong kỳ tâm thu (để bơm máu ra khỏi tim), từ đó mà dẫn một loạt các hệ lụy. Mỗi một loại van bị hở và mức độ hở mà sẽ gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với cơ thể. Hở van tim 2 lá sẽ gây ra tình trạng ứ máu tại phổi và làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Do vậy mà những người mắc bệnh này thường gặp phải tình trạng khó thở, ho và mệt mỏi tùy thuộc vào từng mức độ hở và thể trạng của người bệnh.  Hở van 2 lá có những mức độ nào? Dựa vào tỷ lệ hở của van 2 lá, thường được chia bệnh thành 4 mức:  - Hở van 2 lá 1/4: là hở mức độ nhẹ. Thường được coi là hở sinh lý và không quá lo ngại. Trong trường hợp này chưa cần phải dùng thuốc điều trị, mà thay vào đó là cần phải tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.  - Hở van 2 lá 2/4: là mức độ trung bình. Ở mức độ này có thể người bệnh có thể chưa có nhiều triệu chứng, chính vì vậy đây cũng là giai đoạn tiến triển âm thầm và khiến nhiều người bỏ qua cơ hội điều trị sớm.  - Hở van 2 lá 3/4: là mức độ nặng, cần phải điều trị gấp, có thể chỉ cần điều trị nội khoa trước hoặc phẫu thuật sửa van hoặc thay van tùy thuộc và từng người bệnh mà sẽ có chỉ định phù hợp.  - Hở van 2 lá 4/4: hở van ở mức độ rất nặng. Hầu như van bị hở hoàn toàn, một lượng máu đáng kể bị trào ngược lên buồng tim trước, gây thiếu máu đến các cơ quan và ứ máu tại phồi. Hậu quả là người bệnh sẽ thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, ho, khó thở,…   Người bệnh hở van tim 2 lá nặng thường gặp phải triệu chứng khó thở, mệt mỏi  Người bệnh hở van tim 2 lá nặng thường gặp phải triệu chứng khó thở, mệt mỏi

Người bệnh hở van tim 2 lá nặng thường gặp phải triệu chứng khó thở, mệt mỏi

Hở van tim 2 lá có thể gây ra những triệu chứng nào?

Những người bệnh hở van tim sẽ có triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hở van, thể trạng của từng người bệnh, thậm chí là không có bất kỳ dấu hiệu nào. Sau đây là một số triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải:

- Khó thở xảy ra khi gắng sức hoặc khi nằm

- Ho khan dai dẳng thành từng tràng, từng cơn.

- Mệt mỏi đặc biệt là trong khoảng thời gian hoạt động liên tục

- Tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp

- Tiểu nhiều về đêm do khi năm nghỉ gây ra tình trạng

Đôi khi các biểu hiện có thể xuất hiện nhanh chóng, tiến triển đột ngột và trầm trọng. Chính vì vậy,  khi có bất kỳ một dấu hiệu nào và nghi ngờ do bệnh tim, bạn hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám cẩn thận.

Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Nhiều người mắc bệnh này vẫn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài khi có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không ít trường hợp thường xuyên gặp phải các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt, ho, phù, rối loạn nhịp tim và sức khỏe ngày càng suy yếu. Sau đây là những biến chứng nguy hiểm thường gặp:

- Suy tim: là một trong những biến chứng mà người bệnh hở van tim 2 lá hay gặp phải. Ban đầu có thể gây suy tim trái, sau đó là tình trạng suy tim toàn bộ. Trái tim sẽ trở nên dần suy yếu, do tim phải tăng cường sức làm việc trong một khoảng thời gian dài.

- Tăng áp động mạch phổi: Hở van tim 2 lá khiến máu ứ lại tại phổi gây tăng áp lực động mạch phổi, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi khí oxy và carbonic gây ra phản xạ ho, khó thở. Trong trường hợp phù phổi cấp, người bệnh có thể ho ra bọt hồng, khi đó họ cần được cấp cứu và xử trí kịp thời.

- Rung tâm nhĩ: Ứ máu lâu ngày tại tâm nhĩ trái có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn. Nguy hiểm hơn là sự hình thành cục máu đông gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não do tắc mạch hoàn toàn…

Các phương pháp điều trị hở van 2 lá hiệu quả

Trong điều trị hở van tim dù là mức độ hở nặng hay nhẹ, bác sĩ vẫn luôn ưu tiên điều trị nội khoa trước (phương pháp không dùng can thiệp hay phẫu thuật), bởi thuốc điều trị là nền tảng. Dù có can thiệp, phẫu thuật hay không người bệnh vẫn cần phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoại trừ trường hợp hở van tim 2 lá ¼ có thể chưa cần phải sử dụng thuốc.

Thuốc điều trị bệnh tim mạch

Thuốc không làm van 2 lá đóng lại như bình thường, nhưng nó giúp làm giảm các triệu chứng, trì hoãn được mức độ hở van. Các nhóm thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc chống đông, chẹn beta, chống loạn nhịp tim.  Tiên lượng của người bệnh sẽ thay đổi theo thời gian, nên loại thuốc, liều thuốc cũng sẽ thay đổi theo. Do vậy, hãy đi khám định kỳ để được bác sĩ điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc để phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại cho người bệnh

Những năm trở lại đây, nền y học ngày càng phát triển, bởi vậy những phương pháp mới, hiện đại được các chuyên gia áp dụng, thay thế dần những phương pháp có nguồn gốc từ Đông y. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa ai có thể phủ nhận được vai của những thảo dược truyền thống trong việc bổ trợ cho người bệnh hở van, mà đôi khi các thuốc Tây y không thể mang lại. Đặc biệt là khi hiệu quả và mức độ an toàn của sản phẩm hỗ trợ điều trị đã được kiểm chứng lâm sàng cụ thể.

Phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van

Khi người bệnh không còn đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa hoặc mức độ hở quá nặng, nếu tiếp tục trì hoãn sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ là người chỉ định sửa van hay phẫu thuật tuỳ thuộc vào từng trường hợp:

- Sửa chữa van tim: Nếu van cũ vẫn có thể tận dụng được, chắc hẳn một phương pháp can thiệp để đóng lại van bằng cách nối lại các lá van bị tổn thương hoặc loại bỏ các mép van dư thừa sẽ là giải pháp tối ưu.

Các bước sửa chữa van bằng cách đặt vòng van

Các bước sửa chữa van bằng cách đặt vòng van

- Thay thế van: Nếu van hai lá của bạn không thể sửa chữa được nữa các bác sỹ có thể quyết định phẫu thuật thay van. Có 2 loại là van là van sinh học và van cơ học. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bạn sẽ được tư vấn lựa chọn loại van phù hợp và cách chăm sóc sau khi phẫu thuật.

Điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh hở van tim hiệu quả

Mặc dù yếu tố này không quyết định kết quả điều trị, nhưng sẽ ảnh hưởng tới phần nào hiệu quả điều trị và tiến triển của bệnh. Điều chỉnh cả chế độ ăn và tập luyện sẽ giúp người bệnh có phác đồ điều trị hoàn thiện hơn. Do vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê; hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo; tránh hoạt động gắng sức, nhưng nên tập thể dục thường xuyên, điều độ để giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn.

Điều trị hở van tim 2 lá không khó nếu như người bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bởi vậy, nếu như bạn có dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh tim mạch nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời, phòng tránh những rủi ro sau này.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/diagnosis-treatment/drc-20350183

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/symptoms-causes/syc-20350178

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận