Gần đây đường huyết của tôi đo vào buổi sáng lúc đói khoảng 5,6 – 6.7 mmol/l nhưng đường huyết sau ăn lại cao, khoảng 12 -13 mmol/l có lúc lên đến 14 -15 mmol/l. Cho tôi hỏi chỉ số đường huyết sau ăn tăng cao có nguy hiểm không?

Chào bạn!

Đường huyết sau ăn tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số HbA1c và tạo điều kiện cho biến chứng tiểu đường trên tim mạch xảy ra. Nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao sau ăn có thể là: do chức năng tuyến tụy có dấu hiệu suy yếu hơn, dùng thuốc không đúng thời điểm hoặc không đủ liều, chế độ ăn quá nhiều chất đường bột (carbohydrate,…) Bởi vậy, bạn nên có các biện pháp giúp ổn định đường huyết:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế carbohydrat đặc biệt là những carbohydrat đơn giản trong bánh kẹo ngọt, đồ uống ngọt, đường mía, tinh bột qua chế biến, bún phở, bánh mỳ trắng, cơm trắng,…

- Nên lựa chọn các thực phẩm chứa tinh bột phức tạp, nhiều chất xơ trong gạo nâu, gạo lứt, yến mạch, các loại đậu, khoai lang… Ăn kèm cơm với thịt và thức ăn, chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu sau ăn.

- Ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

- Đi bộ, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau ăn có thể giúp giảm đường huyết.

- Dùng thuốc đúng thời điểm, đúng liều theo chỉ định của bác sỹ.

- Nếu đường huyết vẫn không ổn định, thì nên quay lại bệnh viện để thăm khám và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, đặc biệt khi đường huyết tăng cao.

Thân mến!

Bình luận